Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Xây dựng hệ thống câu hỏi giáo dục kỹ năng thông qua môn ngữ văn

Xây dựng hệ thống câu hỏi giáo dục kỹ năng thông qua môn ngữ văn

Trong quá trình giảng dạy thì việc tích hợp giáo dục năng mềm một cách phù hợp trong dạy đọc – hiểu văn bản văn học góp phần tạo nên không khí trao đổi sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để đạt được hiệu quả như vậy cho mỗi tiết dạy, cần tổ chức các hoạt động tạo điều kiện để học sinh tích cực chủ động trong lĩnh hội kiến thức, giáo viên không áp đặt kiến thức đối với học sinh, đồng thời có các hình thức khuyến khích, động viên các em.


1. Nên đặt câu hỏi như thế nào

Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn nghệ thuật được học sinh tiếp nhận một cách có ý thức, làm nảy sinh ở các em sự hứng thú, suy nghĩ để tìm cách giải đáp, nhằm hiểu sâu tác phẩm. Nói cách khác, đây là loại câu hỏi đem lại cho học sinh sự khó khăn trong việc tìm câu trả lời, muốn giải quyết nó, các em phải động não, phải suy nghĩ, tìm tòi những tri thức mới dựa trên những tri thức, kinh nghiệm sẵn có của mình. Trong dạy học Ngữ văn, câu hỏi nêu vấn đề có tác dụng to lớn. Nó phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, tính chủ động tìm tòi, sáng tạo, kích thích hứng thú, say mê, lôi cuốn các em vào quá trình tìm hiểu sâu, khám phá các tầng nghĩa bên trong, các điểm sáng thẩm mĩ, thưởng thức cái hay, cái đẹp và trực tiếp tham gia vào quá trình biến văn bản văn học thành tác phẩm văn học với sự sáng tạo của riêng mình. Quan trọng hơn, các em được hình thành và rèn luyện khả năng tự tiếp nhận, tự đánh giá, phân tích văn bản văn học theo quan điểm của riêng mình. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thôi thúc các em tìm hiểu thêm nhiều tư liệu lên quan đến văn bản được học. 
Hệ thống câu hỏi tốt giúp học sinh hiểu bài hơn

2. Giúp học sinh hiểu được giá trị nội dung

Trong quá trình tổ chức các hoạt động của giờ đọc – hiểu văn bản, mục tiêu quan trọng của giáo viên là giúp học sinh nắm bắt được các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản và rèn luyện một số kĩ năng đọc – hiểu. Tuy nhiên, nhiều chi tiết nghệ thuật trong văn bản bên cạnh việc góp phần thể hiện nội dung của tác phẩm còn có khả năng gợi đến một bài học, một kĩ năng mềm nào đó có thể ứng dụng trong đời sống. Giáo viên cần có sự liên tưởng rộng, phát hiện ra các chi tiết để đặt ra các câu hỏi nêu vấn đề có tính chất gợi mở để dẫn dắt học sinh rút ra các bài học đó.

3. Các ví dụ thực tế

Ví dụ 1:

Khi tìm hiểu văn bản Chiến thắng Mtao Mxây, trước chi tiết Đăm Săn ăn được miếng trầu của Hơ Nhị trở nên khỏe mạnh và được ông trời mách cho cách đánh Mtao Mxây, nhờ đó mới giành được thắng lợi cuối cùng, giáo viên đặt câu hỏi: Em có thể rút ra bài học nào từ chi tiết này? Giáo viên có thể gợi dẫn thêm: Tại sao Đăm Săn là một người anh hùng tài giỏi võ nghệ mà vẫn phải nhờ đến sự giúp đỡ của Hơ Nhị và ông trời? Lúc này học sinh có thể trả lời được câu hỏi của giáo viên: Bài học rút ra ở đây là sống trong xã hội, chúng ta rất cần sự giúp đỡ của người khác, khi sự nỗ lực của bản thân chưa đem lại kết quả mong muốn, người ta cần tìm kiếm sự hỗ trợ của mọi người. Do đó đặt ra vấn đề là bản thân mình cũng cần luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, từ đó mà xây dựng ý‎ ‎thức làm việc tập thể, tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Đây chính là một kĩ năng mềm quan trọng trong công việc của mỗi cá nhân, bởi lẽ kĩ năng này giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới.

Ví dụ 2:

Khi tìm hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các nhân vật chính trong tác phẩm, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra các bài học cho riêng mình. Học sinh có thể rút ra rất nhiều bài học khác nhau. Đối với nhân vật Mị Châu, một số học sinh rút ra bài học là không nên tin người khác, giáo viên cần định hướng lại, liệu có phải chúng ta mất niềm tin vào tất cả những người xung quanh? Vấn đề đặt ra ở đây là muốn tin một người nào đó, rất cần có điều kiện, có sự thử thách bằng những cách thức khác nhau. Sau này, khi học đoạn trích Uy-lit-xơ trở về, giáo viên có thể liên hệ ngược nhân vật Pê-nê-lôp với nhân vật Mị Châu để học sinh hiểu rõ hơn về bài học này. Đây là một bài học quan trọng bởi lẽ mỗi cá nhân không thể sống đơn độc, ai cũng cần phải sống trong một cộng đồng nhất định nào đó, việc hiểu và đặt lòng tin vào ai đó có ảnh hưởng đến cách ứng xử trong đời sống.
Đối với nhân vật An Dương Vương, bài học rút ra quan trọng nhất là phải biết nhìn nhận toàn diện, cần xác định được các yếu tố dẫn tới thành công, nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Đây là một trong những kĩ năng mềm đặc biệt quan trọng trong bất kì công việc nào.

Ví dụ 3:

Khi tìm hiểu văn bản Tấm Cám, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở học sinh: Em rút ra bài học gì từ chi tiết khi Bụt bảo Tấm nhìn vào giỏ xem có còn gì nữa không, Tấm nhìn vào thì thấy còn một con cá bống – trong khi trước đó Tấm nghĩ chỉ còn giỏ không và ôm mặt khóc? Học sinh có thể đưa ra nhiều bài học, giáo viên cần dẫn dắt để học sinh thấy bài học quan trọng ở đây chính là tinh thần lạc quan, biết xem xét mọi vấn đề một cách cẩn trọng, không vội nản chí, bất lực. Trong cuộc sống, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả công việc khả quan và hiệu quả hơn.

Ví dụ 4:

Với văn bản Tam đại con gà, giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh bàn bạc: Khổng Tử có câu, “biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết – thế cũng gọi là biết vậy” câu nói này có mối liên hệ như thế nào với văn bản Tam đại con gà? Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? Ở đây, giáo viên cần hướng dẫn học sinh rút ra bài học về sự trung thực, thẳng thắn, biết nhìn nhận những thiếu sót để từ đó làm giàu thêm tri thức cho bản thân. Trong thời đại hiện nay, tri thức phát triển nhanh, cần phải có ý thức chủ động trang bị cho bản thân, không được che đậy chỗ thiếu hụt kiến thức, đây chính là tiền đề quan trọng để mỗi người rèn luyện cho m…

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *