Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / VĂN XUÔI TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

VĂN XUÔI TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

VĂN XUÔI TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

Nhận diện chung về các văn bản được học.

Toàn bộ các văn bản văn xuôi – truyện, ký, kịch – mà học sinh được học đều thuộc chương trình SGK lớp 12. Chúng ta có thể nhận diện những tác phẩm này theo các khía canh sau:

Nhóm thứ nhất: Các tác phẩm được sáng tác từ tháng 8/1945 đến 1975

Ký:

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” ( Nguyễn Tuân ) : 1960

Đọc them: Hồi ký “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” (Võ Nguyên Giáp – Hữu Mai) : 1970.

Truyện ngắn:

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – 1953

Vợ nhặt (Kim Lân) – 1960

Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành) – 1965

Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi) – 1966

Đặc điểm thi pháp: Ngoài những đặc điểm chung mà bài khái quát SGK đã phân tích, các tác phẩm văn xuôi giai đoạn này nổi bật lên hai nét, tương tự các văn bản thơ mà ta đã biết:

Khuynh hướng sử thi:

Đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mỹ của nhà văn tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất có ý nghĩa sống còn của con người và đất nước: đấu tranh chống áp bức, bóc lột ( Vợ chồng A Phủ), khát vọng ấm no, hạnh phúc ( Vợ nhặt),…đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập cho nước, tự do cho nhân dân ( Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình),..

Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận cộng đồng, của đất nước, tỏa sáng những phẩm chất tiêu biểu của con người mới, của chủ nghĩa anh hùng lao động trong chiến đấu: Ông lái đò ( Người lái đò sông Đà), anh Tnu, cụ Mết ( Rừng xà nu),…Vẻ đẹp tính cách , phẩm chất của những nhân vật phảng phất bóng dáng của anh hùng trong lịch sử, trong các áng sử thi dân gian,…

Lời văn và phương thức biểu đạt thiên về giọng ngợi ca, mang âm hưởng tráng lệ, hào hùng. Tiêu biểu trong tùy bút Nguyễn Tuân, truyện Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi,..

Mang cảm hứng lãng mạn:

Đội ngũ các nhà văn đã nhìn cuộc sống và con người với cái nhìn trân trọng, tin yêu, bằng cảm hứng những nghệ sĩ – chiến sĩ luôn tin ở ngày mai đất nước và dân tộc sẽ chiến thắng, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Do đó, hầu hết các áng văn xuôi giai đoạn này tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Trong các tác phẩm, tình huống truyện căng thẳng, khốc liệt đến đâu cuối cùng cũng được giải quyết theo chiều thuận của tâm lý, cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà,..Nhân vật bị đẩy vào tình the đau khổ, dữ dội đến đâu vẫn tiềm tang sức sống, kiên cường đấu tranh, dũng cảm chiến đấu hướng tới ngày mai để giành thắng lợi cuối cùng.

Cảm hứng lãng mạn ấy đã nâng đỡ những nhân vật trong văn chương, tác động mạnh mẽ đến bạn đọc, động vien nhân dân ta vượt biết bao khó khăn, thử thách ngoài đời để sống vững vàng hơn, tin yêu hơn. Từ các nhân vật cô Mị, anh Tràng, anh Việt, chị Chiến,…tuy phải đối mặt với bom đạn kẻ thù những ai ai cũng sáng lên vẻ đẹp của tình thương, của niềm tin, của sức sống kiên cường, bất diệt. Cái tôi chiến sĩ, cái tôi công dân của các nhà văn đã thổi vào ngôn ngữ và tính cách nhân vật một âm hưởng lạc quan, đem lại cho áng văn xuôi ấy cảm hứng lãng mạn rất ấn tượng.

Nhóm thứ hai: Những tác phẩm ra đời sau 1975 đến hết thế kỉ XX

Ký: Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) -1986

Truyện:

Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu) – 1983

Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải) – 1990

Kịch: Hồn Trương ba da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ ) – 1994

Đặc điểm thi pháp: Sau 1975, đất nước bước vào giai đoạn lịch sử mới – đổi mới và hội nhập. Giống như thơ, văn xuôi những năm sau 1975 có những bước chuyển mình rõ rệt:

Đề tài và chủ đề: Đa số tác phẩm khai thác vấn đề thế sự, khám phá con người trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện đời sống: đời sống gia đình, đời sống xã hội hay cả đời sống tâm linh.

Khuynh hướng dân chủ hóa: nhà văn xây dựng tình huống truyện, nhiều nhân vật với tính cách hướng nội, có cuộc đấu tranh, giằng xé nội tâm để vượt qua những hoàn cảnh phức tạp, đời thường như nhân vật nghệ sĩ Phung ( Chiếc thuyển ngoài xa), nhân vật hồn Trương Ba ( Hồn Trương Ba da hàng thịt),…

Phương thức biểu đạt: nhiều tác phẩm sử dụng bút pháp triết lý, chính luận đan xen trữ tình, tự sự. Mượn lời nói của nhân vật, tác giả gửi thông điệp về cuộc sống, cách sống như Lưu Quang Vũ trong đoạn hồn Trương ba trò chuyện với Đế Thích…Hoặc qua hình ảnh đa nghĩa, nhà văn đánh thức tư duy triết lý góp phần đưa người đọc tiếp cận gần hơn với cuộc sống, tự phản biện cuộc sống, tiêu biểu là Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,…

 

So với thơ, số lượng các tác phẩm văn xuôi sau 1975 chiếm nhiều hơn so với thơ

Những bài học nhân sinh, giá trị sống, kĩ năng sống đa dạng, phong phú vfa thiết thực hơn.

Khi tiếp cận văn bản, cần áp dụng với thực tế, để vận dụng, thực hành trong cuộc sống.

 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *