Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Vận dụng hệ thống câu hỏi vào giảng dạy tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng ) phần 3

Vận dụng hệ thống câu hỏi vào giảng dạy tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng ) phần 3

Phân tích tâm trạng bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
Trong phần này thì giáo viên và học sinh cùng nhau tìm hiểu về tâm trạng bi kịch của vũ Như Tô với Đan Thiềm để có thể cảm nhận sâu sắc hơn về tình huống của vở kịch cũng như những thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi


*Đan Thiềm:

Hỏi: Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong tựa đề: “cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Dựa vào đoạn trích, anh (chị) hãy lí giải điều mà nhà văn gọi là “bệnh Đan Thiềm”?
– HS trả lời:“bệnh Đan Thiềm” chính là bệnh đam mê, trân trọng, nâng niu cái tài, cái đẹp, bệnh của kẻ “biệt nhỡn liên tài”.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng của Đan Thiềm trong đoạn trích
Hỏi: Hãy phân tích những biểu hiện của tấm lòng trân trọng, hết mình bảo vệ cái tài, cái đẹp của Đan Thiềm?
– Bà là người đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài giờ lại bằng mọi cách thuyết phục ông trốn đi. Cả hai việc đều có nghĩa duy nhất: bảo vệ cái tài, cái đẹp. Bà đau đớn nhận ra thất bại của giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài.Trong hồi 5 có đến 20 lần nàng thúc giục Vũ Như Tô trốn đi, lánh đi, chạy đi.Tâm trạng lo lắng, hốt hoảng, van xin tha tội cho ông cả .
Hướng dẫn học sinh hiểu tác phẩm hơn

* Vũ Như Tô:

– Giáo viên dẫn dắt: Đoạn trích là đỉnh cao của bi kịch Vũ Như Tô. Mọi mâu thuẫn âm ỉ giờ trào ra thành sóng thác hành động và kết thúc đầy bi thảm.
– Giáo viên đặt vấn đề: Trong lớp kịch thứ 5, Đan Thiềm giục Vũ Như Tô trốn. Nàng cảnh báo “ông đừng mơ mộng nữa”, phải chăng đó là tâm trạng đầy bi kịch của nghệ sĩ tài hoa Vũ Như Tô?
          – Giáo viên gợi mở để học sinh tìm hiểu:
Hỏi:  Cái tài của Vũ Như Tô trong lớp kịch được thể hiện như thế nào?
Hỏi: Qua tóm tắt, anh (chị) thấy giấc mộng ảo vọng của Vũ như Tô bắt đầu ra sao?
Hỏi: Trong thời khắc đầy biến động dữ dội, sự thật phũ phàng dội xuống, họ Vũ có còn mơ?
          Hỏi: Đâu là khoảnh khắc Vũ Như Tô nhận ra giấc mộng lớn đã tan tành? Tâm trạng của ông trong khoảnh khắc ấy?
Hỏi: Nỗi đau vỡ mộng của bi kịch Vũ Như Tô thức tỉnh ở chúng ta điều gì?
– HS trả lời từng khía cạnh câu hỏi.
Hỏi: Anh (chị) hãy đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
– HS trả lời.
Hỏi: Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa của bi kịch Vũ Như Tô?
Giáo viên nhận xét, tổng hợp.
Trên đây là hệ thống câu hỏi vận dụng trong quá trình giảng dạy văn học. Tuy nhiên việc vận dụng của người giáo viên trong từng bài dạy cần linh hoạt, sáng tạo giúp các em tiếp cận văn bản, tích cực tìm đến được kiến thức bài học một cách chủ động, lĩnh hội kiến thức một cách sâu hơn, rộng hơn bằng chính năng lực tư duy sáng tạo của mình.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *