Việc vận dụng câu hỏi vào giáo dục trong đó cụ thể là giảng dạy tác phẩm Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài luôn mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong cả việc học của học sinh lẫn việc giảng dạy của giáo viên. Dưới đây chính là một số hệ thống câu hỏi trong giảng dạy chuyên mục giới thiệu tác giả và tác phẩm của thầy giáo Phạm Thanh Sơn trường THPT Hoàng Lê Kha
Giới thiệu tác giả- tác phẩm.
Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại tác phẩm đã được học trong chương trình của Nguyễn Huy Tưởng, từ đó hướng học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, đoạn trích.
1. Tác giả:
Hỏi:Căn cứ vào phần tiểu dẫn SGK, em hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
Hỏi: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết đâu là điều vừa quen vừa lạ khi đọc trích đoạn kich Vũ Như Tô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng?
– Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) xuất thân trong gia đình nhà nho của đất kinh Bắc xưa.
– Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử để xây dựng tác phẩm có qui mô lớn và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch.
– Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hoá văn nghệ do Đảng lãnh đạo.
Hỏi: Nét đặc sắc trong phong cách viết văn của ông?

Nâng cao khả năng học văn qua hệ thống văn bản
-Văn phong giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm sâu sắc.
2. Tác phẩm:
Hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Vũ Như Tô”?
Hỏi: Hãy tóm tắt thật ngắn gọn tác phẩm?
-Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử 5 hồi viết về một sự kiện xảy ra ở kinh thành Thăng Long khoảng năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực.Tác phẩm được hoàn thành 1941.
– HS khái quát chung về tác phẩm, đọc tóm tắt.
– GV giới thiệu bảng nhân vật bằng máy chiếu hoặc in trên giấy khổ lớn.
Hỏi: Nêu vị trí đọan trích?
– Đoạn trích thuộc hồi thứ V của vở kịch.
Với những hệ thống câu hỏi như vậy giúp cho học sinh hệ thống được toàn bộ lượng kiến thức trong việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời tác phẩm cũng như về tác giả, điều này giúp cho học sinh có cái nhìn tổng quan hơn về tác phẩm được học.