Home / Khoá học luyện thi / Sử dụng SGK trong quá trình dạy học trên lớp.

Sử dụng SGK trong quá trình dạy học trên lớp.

Trong quá trình học bài ở trên lớp, học sinh thường theo dõi bài giảng của giáo viên rồi đối chiếu, so sánh với SGK, thậm chí nhiều học sinh không ghi theo bài giảng của giáo viên mà lại chép trong SGK. Vì vậy, bài giảng của giáo viên không nên lặp lại ngôn ngữ trong SGK mà nên diễn đạt bằng lời của mình.

Ví dụ: ở mục 1 “Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16”(phần II) Bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)”, giáo viên lược thuật cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội giam chân địch: “ Từ đầu tháng 12.1946, thực dân Pháp liên tục gây xung đột với công an và tự vệ của ta, đặc biệt nghiêm trọng là vụ thảm sát tại Yên Ninh, Hàng Bún ngày 17.12.1946. Trước hành động láo xược đó, ngày 19.12.1946, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “…chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đáp lại lời kêu gọi, các chiến sĩ tự vệ Hà Nội đã thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Suốt hơn 20 ngày, cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và địch đã diễn ra ác liệt tại các cửa ô, thực dân Pháp sau khi chiếm được các cửa ngõ, chúng tập trung định tiêu diệt lực lượng của ta ở Liên khu I.

1403364084thi10

Ngày 7.2.1947, từ 4 mặt quân Pháp mở cuộc công kích vào Liên khu I. Trên các phố Hàng Nón, Hàng Thiếc, Hàng Lược, Hàng Đường, Hàng Chiếu, chợ Đồng Xuân đã diễn ra những trận giao chiến quyết liệt. Những cánh quân địch hàng trăm tên ngày đêm bắn phá, máy bay địch dội bom từng dãy phố, đại bác địch bắn sập từng căn nhà, súng phun lửa thiêu từng căn gác. Xe tăng húc đổ nhà, xông vào giữa phố. Cả Hà Nội 36 phố phường nhà xiêu, mái sụp. Các chiến sĩ cảm tử quân của Trung đoàn Thủ đô đã chiến đấu giành giữ từng căn nhà, từng mảnh tường, từng góc phố. Có những đội viên cảm tử như Trần Đan một mình dung lựu đạn đánh lui từng đợt xung phong của địch, mặc dù bị cụt tay vẵn giữ vững trận địa ở phố Hàng Thiếc, chiến sĩ tên Minh bị đạn khói của địch làm mờ cả 2 mắt vẫn bắn cản địch ở phố Hàng Nón. Có những thiếu niên liên lạc như em Lai, nửa đêm leo ống máng nước nhà truyền tin để tiếp đạn, dẫn đường cho bộ đội cơ động kịp thời giải vây. Quân ta sau 7 ngày đêm chiến đấu đã diệt hơn 200 tên địch tại mặt trận Liên khu I, đưa tổng số địch bị tiêu diệt lên hơn 2000 tên.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch, đêm ngày 17.2.1947, Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội.

Đoạn tường thuật này giúp học sinh có biểu tượng sống động về không khí chiến đấu của quân dân Thủ đô trong 60 ngày đêm khói lửa nhằm giam chân địch trong thành phố. Những người thật, việc thật sẽ có tác dụng giáo dục HS lòng kính yêu anh bộ đội Cụ Hồ, ý thức trách nhiệm của bản thân trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Một biện pháp nữa thường hay sử dụng ở trên lớp là cho học sinh đọc SGK rồi tự các em tóm tắt, kể lại những nội dung cơ bản. Thông thường đây là những kiến thức ít phức tạp, không đòi hỏi phải giải thích hay phân tích     nhiều của giáo viên thì nên sử dụng. Đó là các kiên thức về diễn biến của một  cuộc khởi nghĩa, một trận đánh hay tiểu sử một nhân vật mà các em quen biết.

 

 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *