Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hoá lịch sử của học sinh.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Ví dụ, xem bức ảnh “Cảm tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp” chúng ta không thể quên được cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Hà Nội chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.
Giáo viên hướng dẫn, điều khiển các em phân tích từng ý nhỏ và để làm nổi bật từng nguyên nhân, như ở nguyên nhân thứ nhất “sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta trong cuộc kháng chiến”, giáo viên cần cho các em thấy rõ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta được thể hiện như thế nào? Đó là: đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính; vạch kế hoạch đánh địch trong từng chiến dịch; xây dựng, phát triển lực lượng 3 thứ quân và kết hợp chiến đấu trên chiến trường chính và vùng sau lưng địch; chính sách đoàn kết quốc tế.
Tóm lại, sử dụng đồ dùng trong dạy học lịch sử ở trường THPT không chỉ có tác dụng giúp học sinh từng bước chiếm lĩnh tri thức lịch sử mà còn phát triển tư duy độc lập của học sinh. Đây là phương tiện quan trọng làm cho bài học trở nên sôi động hấp dẫn, phát huy tính tích cực học tập của HS.