Home / Khoá học luyện thi / Sử dụng câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung kênh hình.

Sử dụng câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung kênh hình.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh tổ chức lĩnh hội kiến thức mới, phát huy tính tích cực học tập của các em, giáo viên nên kết hợp cho học sinh theo dõi đồ dùng trực quan (lược đồ, bản đồ, tranh ảnh) với việc sử dụng câu hỏi gợi mở từ dễ đến khó mang tính chất khái quát, yêu cầu các em phát huy cao độ năng lực tư duy độc lập để rút ra kết luận có tính chất khái quát, giải quyết những vấn đề trọng tâm của bài. Trong quá trình học sinh trao đổi, thảo luận để tìm ra câu trả lời, giáo viên là người đóng vai trò điều khiển chung, hướng dẫn, giúp đõ học sinh lần lượt từng bước giải quyết vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở. -> Sao việt nơi hoc thanh nhac va hoc hat karaoke bài bản và chuyên nghiệp nhất tại Hà Nội

Ví dụ khi dạy bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950), giáo viên có thể sử dụng lược đồ “Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950”. Trước hết giáo viên lựa chọn thời điểm sử dụng lược đồ cho hợp lí, đó là khi dạy mục 2 “Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950”, trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu chiến dịch, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở khi giảng từng nội dung như:

a4d74e76fc745b7b3f68261c7f4ad2d7

– Qua quan sát lược đồ, em hãy xác định địa bàn của chiến dịch?

– Tại sao ta quyết định đánh Đông Khê để mở đầu chiến dịch?

Giáo viên đưa ra các câu gợi mở trên trước các nội dung cần giảng. Tùy từng đối tượng học sinh để chúng ta sử dụng các câu hỏi gợi mở, nếu như học sinh không trả lời được các câu hỏi trên, chúng ta có thể gợi ý những câu hỏi nhỏ hơn trong từng nội dung:

– Quan sát lược đồ, em thấy địa bàn diễn ra chiến dịch Biên giới gồm những tỉnh nào?

– Đông Khê có vị trí như thế nào mà quân ta quyết định mở trận đánh đầu tiên?…

Hoặc đối với Lược đồ chiến dịch Điên Biên Phủ (1954), được sử dung khi dạy mục II “Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ (1954)” nhằm cụ thể hóa vị trí Điện Biên Phủ cũng như cách bố trí lực lượng của địch và diễn biến. Giáo viên có thể gợi mở cho học sinh với các câu hỏi sau:

– Quan sát lược đồ, nhận xét vị trí Điên Biên Phủ?

– Tại sao địch quyết định xây dựng Điên Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh?

– Biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?

– Em suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến đấu của ta ở Điện Biên Phủ?

Với các câu hỏi gợi mở trong từng phần giảng học sinh sẽ phải suy nghĩ một cách tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức để tìm hiểu các nội dung đưa ra.

 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *