Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Quan điểm sáng tác thơ văn của Hồ Chí Minh phần 2

Quan điểm sáng tác thơ văn của Hồ Chí Minh phần 2

Hồ Chí Minh là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng “ngẫu nhiên” trong giới văn đàn Việt Nam, các tác phẩm của người hầu hết đều sáng tác có mục đích riêng và hầu như đều mang một ý nghĩa chung, đó là thể hiện những năm tháng cách mạng, thể hiện lòng yêu nước thương dân cũng như đả kích quân xâm lược, nói lên những năm tháng chiến đầu hào hùng của dân tộc Việt Nam.

1. Sự nhất quán trong quan điểm sáng tác

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sự nghiệp thơ văn của Người. Trong cuộc đời cách mạng hơn nửa thế kỷ của Hồ Chí Minh lúc ở trong nước, lúc ở ngoài nước, trải qua vô vàn tình huống khác nhau, nhiệm vụ chính trị mỗi lúc một khác, những đối tượng cần thuyết phục cũng muôn màu sắc. 
Người phải tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định mục đích và đối tượng của mỗi bài viết cho thích hợp. Để đáp ứng những mục đích và đối tượng khác nhau như thế văn thơ Hồ Chí Minh phải luôn thay đổi từ nội dung đến hình thức, từ tư tưởng đến phong cách viết. 
Quan điểm sáng tác thơ văn của Hồ Chí Minh

2. Tính thống nhất trong các tác phẩm truyện và ký

Chẳng hạn những truyện ngắn như “Vi hành”, “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”… ra đời đầu những năm 20, người viết bằng tiếng Pháp và theo một bút pháp rất hiện đại của Châu Âu, đó là vì các sáng tác ấy nhằm tố cáo những âm mưu xảo quệt của bọn thực dân Pháp, trước hết nhằm tác động vào nhân dân Pháp và những người biết tiếng Pháp ở Pari.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *