Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Phương pháp tìm hiểu và làm bài văn nghị luận chung

Phương pháp tìm hiểu và làm bài văn nghị luận chung

 Nghị luận xã hội là những bài văn mà người viết dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề chính trị, xã hội, đời sống. Đề tài của dạng bài này hết sức rộng mở, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, những hiện tượng tích cực, tiêu cực trong đời sống, vấn đề thiên nhiên, môi trường, vấn đề hội nhập, vấn đề giáo dục nhân cách….


Nghĩa là ngoài những tác phẩm văn học ( lấy tác phẩm văn học trong nhà trường làm đối tượng) thì tất cả các vấn đề khác được đưa ra bàn luận đều được xếp vào dạng nghị luận xã hội. Có thể qui về hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học xét cho cùng thì cũng phải qui về một trong hai dạng đề trên. Trên thực tế các đề nghị luận xã hội rất phong phú và đa dạng, sự phân chia dạng đề chỉ là tương đối. Nhiều khi giới hạn giữa hai dạng đề rất nhỏ nên học sinh khó xác định rạch ròi. Việc nhận dạng đề trước khi tìm hiểu đề rất quan trọng, giúp học sinh định hướng đúng cho bài làm, tránh sai lạc trong trong quá trình làm bài.

1. Phương hướng tìm hiểu đề

Sau khi nhận dạng đề, học sinh cần tiến hành khâu tìm hiểu đề. Đây không phải là công đoạn riêng của văn nghị luận xã hội mà bất cứ bài làm văn nào cũng cần thiết phải được chú ý. Tìm hiểu đề là tìm hiểu 3 yêu cầu của đề, bao gồm:
 – Yêu cầu về thể loại.
 – Yêu cầu về nội dung.
 – Yêu cầu về dẫn chứng. 
Về thể loại gần như cả 2 dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống đều là bình luận. Về dẫn chứng, người viết phải biết huy động mọi loại kiến thức trong nhà trường cũng như trong cuộc sống đặc biệt là những hiểu biết thực tế để làm cho bài viết vừa sâu sắc vừa sống động, đầy sức thuyết phục. Yêu cầu quan trọng nhất là về nội dung đòi hỏi học sinh phải xác định đúng trọng tâm của đề thì bài viết mới đúng hướng.
Cách tìm hiểu đề hợp lý giúp học sinh làm bài tốt hơn
  Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng: “Nếu cuộc đời là một bộ phim , tôi muốn là vai phụ xuất sắc nhất”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
 Luận đề của đề bài này là: Bàn về vai trò của một người bình thường trong xã hội nhưng là người bình thường xuất sắc.
 Ví dụ 2: Hãy viết bài văn với tiêu đề: “Góc sân và khoảng trời”.
 Luận đề của đề bài này là: Bàn về mối quan hệ giữa những cái nhỏ bé, gần gũi và những cái lớn lao, to tát; giữa thực tại và ước mơ, khát vọng.
 Ví dụ 3: Có ý kiến cho rằng: “ Một người chưa biết đến những lời nói dối đẹp thì cũng chưa biết đến thế giới chân thực” . Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
 Luận đề của đề bài này là: Bàn về ý nghĩa của những lời nói dối đẹp.
 Ví dụ 4: Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Âu Dương Tử: “Trăm sông học bể đến được bể. Gò đống học núi không đến được núi là bởi một đằng đi, một đằng đứng”.
 Luận đề của đề bài này là : Tầm quan trọng của cách học và cũng là cách sống của con người trong cuộc đời.
 Ví dụ 5: Có ý kiến cho rằng: “ Một người khi đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì sẽ đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Luận đề của đề bài này là: Bàn về vai trò, tầm quan trọng của lòng tự tin.
 Ví dụ 6: Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Chúa Jesus: “Thiên đường ở chính trong ta. Địa ngục cũng do ta mà có”.
 Luận đề của đề bài này là: Cuộc sống của chúng ta trở nề đẹp đẽ hay chán ngắt là do chính chúng ta quyết định. -> Địa chỉ học thanh nhạc và học hát chuyên nghiệp và bài bản tại Hà Nội
Từ một số ví dụ trên có thể thấy việc tìm hiểu đề có ý nghĩa như thế nào. Nó xác định đúng hướng, đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Những học sinh vội vàng, hấp tấp, bỏ qua công đoạn tìm hiểu đề, gặp những đề như thế này chắc chắn sẽ làm lạc đề. Phương pháp chung cho việc tìm hiểu đề là: Đọc thật kĩ đề ra, tiếp theo tìm từ hoặc cụm từ then chốt có chứa ẩn ý được gọi là từ khóa hay cụm từ khóa . Sau đó giải mã các từ khóa để tìm ra yêu cầu trọng tâm của đề là gì. Ở ví dụ 1 cụm từ then chốt là “vai phụ xuất sắc nhất”; nếu xác định từ then chốt là cuộc đời hay bộ phim thì sẽ lạc đề ngay. Ở ví dụ 2 từ khóa là “góc sân” và “khoảng trời”; ví dụ 3 cụm từ khóa là “lời nói dối đẹp” và “thế giới chân thực”; ví dụ 4 từ khóa là “đi” và “đứng”; ví dụ 5 cụm từ khóa là “niềm tin vào bản thân”; ví dụ 6 từ khóa là “thiên đường” và “địa ngục”…..

2. Lập dàn ý

Đa số học sinh hiện nay thường mắc phải một lỗi cơ bản đáng tiếc là không thiết lập hệ thống ý trước khi viết bài. Các em thường nghĩ đến đâu, viết đến đấy nên bài viết thường lan man, ý lộn xộn, thiếu ý hoặc các ý trình bày trùng lặp. Vấn đề được hiểu lơ mơ lại viết theo kiểu ngẫu hứng nên bài làm thường không sâu, không đạt được yêu cầu của đề ra. 
Ở một bài văn nghị luận xã hội , luận điểm chính đã có sẵn ở cấu trúc bài làm. Học sinh chỉ cần dựa vào trình tự các bước để thiết lập luận điểm. Sách giáo khoa ngữ văn 12 đã đưa ra phần ghi nhớ về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống như sau:
 – “Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường có một số nội dung sau:
    + Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận;
    +  Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận;
    +  Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí. 
    + Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.” 
 (Sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1, NXB giáo dục, tr 21)
  – “Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung:
    + Nêu rõ hiện tượng
    + Phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại.
    + Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
    + Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng”
 (Sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1, NXB giáo dục, tr 67)
Sau đây tôi xin triển khai cụ thể hơn về cách thiết lập luận điểm trong một bài nghị luận xã hội (các luận điểm trong phần thân bài). 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *