Học một bài thơ trữ tình phải nắm được diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; học một bài văn nghị luận phải nắm được trình tự lập luận của tác giả; còn học một thiên truyện, trước hết phải nắm được diễn biến của câu chuyện.
Trong rất nhiều trường hợp, do không nắm được quá trình diễn biến của tình tiết tác phẩm mà học sinh không phân tích được tác phẩm, học sinh hiểu vấn đề chưa thấu đáo, thậm chí còn hiểu một cách sai lệch nội dung tác phẩm (hoặc đoạn trích). Chính vì vậy, điều quan trọng là phải nắm được tình tiết, biến cố, sự kiện của câu chuyện đó.
1. Cần chú ý tới tình huống truyện
Khi phân tích cần quan tâm nhiều đến tình huống của truyện. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật. Tình huống truyện chính là trạng thái xã hội, là hoàn cảnh bất bình thường đang thử thách con người. Nó gồm những diễn biến, sự kiện đòi hỏi con người trong đó cần phải xoay xở, cần phải bộc lộ một cách chính xác năng lực và bản thân của mình. Như vậy, tình huống gắn chặt cùng cốt truyện và tác động trực tiếp tới nhân vật, tạo dựng tình huống trở thành nhiệm vụ và hứng thú, trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn.

Học tác phẩm tự sự cần chú ý tới tình tiết trong tác phẩm
Một số truyện trong Ngữ văn lớp 10 có cốt truyện đơn giản. Do đó, cần hướng dẫn học sinh nhận ra được tình huống truyện và tập trung phân tích các tâm trạng, hành động của các nhân vật ở trong tình huống đó. Chẳng hạn: Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, cốt truyện xoay quanh tình huống An Dương Vương xây thành, chế nỏ và do mất cảnh giác nên bị mất nước. Vì thế, khi phân tích giáo viên nên cho học sinh thấy được hai giai đoạn: giai đoạn đầu xây thành, chế nỏ, đánh thắng được Triệu Đà và giai đoạn hai là phân tích sâu tình huống cơ đồ đắm biển sâu, bài học về tinh thần mất cảnh giác của An Dương Vương. Tuy vậy, khi phân tích truyền thuyết này giáo viên cũng cần làm rõ hình tượng Mị Châu, vì nhân vật này quyết định tới kết cục cuối cùng của An Dương Vương. -> Địa chỉ học thanh nhạc và học hát chuyên nghiệp và bài bản tại Hà Nội
2. Chú ý tới các mẫu thuẫn và xung đột của truyện
Đa phần trong chương trình Ngữ văn lớp 11, 12 cốt truyện phức tạp hơn, nhân vật có nhiều mối quan hệ hơn, nhiều mâu thuẫn xung đột hơn, nhiều cung bậc tình cảm hơn. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra được nội tâm của nhân vật, tính cách của nhân vật. Từ đó, giúp học sinh thấy được cần phải tư duy, cần phải liên tưởng, cần phải xâu chuỗi nhiều tình tiết để rút ra nhận xét cuối cùng về toàn bộ câu chuyện.
Trước khi đi sâu vào phân tích chi tiết, một sự phân tích đại cương như vậy về các chi tiết của bài văn sẽ củng cố ấn tượng hoàn chỉnh đầu tiên của học sinh đối với hình tượng tự sự của tác phẩm.