Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Phương pháp học văn đơn giản áp dụng trực tiếp tới đời sống

Phương pháp học văn đơn giản áp dụng trực tiếp tới đời sống

Nhiều học sinh học văn thường nặng nề trong vấn đề phải học thuộc lòng hay cần phải có năng khiếu hay gì đó, tuy nhiên trên thực tế môn văn cũng được xem như một môn học gắn liền với thực tiễn đời sống xung quanh các em, chính vi vậy nên để học văn hiệu quả thì bản thân học sinh cần biết gắn kết nó với thực tiễn cuộc sống để có thể đảm bảo được quá trình học tập hiệu quả và tốt nhất


1. Học văn gắn với đời sống 

 Đời sống ở đây có thể hiểu là đời sống tâm hồn, tâm tư, tình cảm của học sinh, rộng hơn là thực tiễn những gì xảy ra xung quanh các em.
 Học văn gắn với đời sống là từ cuộc sống con người trong tác phẩm làm cho học sinh hiểu rõ con người thực tế bên ngoài, trong quá khứ, hiện tại cũng như trương lai, lấy cái mới soi cái cũ, lấy cái cũ soi cái mới. Đồng thời có thể vận dụng những hiểu biết bên ngoài xã hội để cảm thụ, lý giải đời sống trong tác phẩm văn học. Mức độ cao hơn của Học văn gắn với thực tế đời sống là hướng tới mục tiêu ứng dụng, đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn. Hiểu nhân vật, hiểu con người, hiểu tâm sự của tác giả trong tác phẩm giúp học sinh hiểu hơn về chính mình, để phát triển tâm hồn, cá tính, để định hướng hành vi, để giao tiếp hiệu quả với nhiều người vì những mục tiêu khác nhau. Nói cách khác để học sinh có được những kỹ năng sống trong cộng đồng, tự khẳng định mình theo bốn mục tiêu của giáo dục mà UNESSCO đề ra “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình”
Học văn nên gắn liền với thực tiễn đời sống
Vấn đề thời sự: là những vấn đề nóng hổi, đang diễn ra hàng ngày và tác động đến đời sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội.

2. Giúp học sinh tự trải nghiệm

Căn cứ vào một trong những lý thuyết dạy học hiện đại của một số nước tiên tiến trên thế giới, đó là lý thuyết ứng đáp của người đọc. Thuyết này ra đời ở Mỹ vào thế kỷ XIX. Ứng đáp của người đọc nói một cách ngắn gọn là sự phản ứng, đối đáp, hưởng ứng của người đọc đối với văn bản  mà họ đọc dựa trên vốn tri thức, cảm xúc, sự trải nghiệm, niềm tin và hệ giá trị của chính họ. 

3. Học văn gắn liền với tâm sinh lý của học sinh

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh THPT. Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn một nhân cách đang hoàn thiện với tốc độ phát triển rất nhanh để chuyển từ trẻ em sang tuổi trưởng thành. Mỗi học sinh là một cá thể đang phát triển với những đặc điểm riêng về tâm sinh lý, là một cá thể đang được lớn lên trong các mối quan hệ xã hội vì vậy chúng ta cũng cần trang bị cho các em những hiểu biết về đời sống xã hội, những kỹ năng sống để thích ứng, hòa nhập với cộng đồng. 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *