Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Phương pháp học thơ Lục Bát cho học sinh

Phương pháp học thơ Lục Bát cho học sinh

Có ai đó nói rằng: Thơ là tiếng lòng được ngân lên khi nó đụng chạm tới  cuộc sống. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm… Để lắng nghe được những "tiếng lòng" ấy thì việc đọc thơ là rất quan trọng.


1. Cách ngắt nhịp

Thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn: 2/2/2; 2/4/2; hoặc 4/4… Điều cơ bản mà nhịp thơ lục bát gợi ra là sự thiết tha ngọt ngào. Chẳng hạn khi dạy bài "Ca dao yêu thương, tình nghĩa" cần phải đọc đúng nhịp để gợi ra được sự thiết tha trong tình cảm của những chàng trai, cô gái:
  1.  Ước gì / sông rộng  một gang
   Bắc cầu / dải yếm / để chàng / sang chơi. 
  2.  Ước gì / anh hoá  ra gương
   Để cho / em cứ / ngày thường / em soi.
    Ước gì / anh hoá  ra cơi
   Để cho / em đựng / cau tươi / trầu vàng.
Học sinh cần được hướng dẫn phương pháp học thơ thích hợp

2. Ngắt nhịp theo ý

 Tuy nhiên không phải lúc nào ở thể thơ này cũng được ngắt nhịp chẵn thông thường đó. Ở một số câu nằm trong dụng ý nghệ thuật của tác giả, cần lưu ý học sinh đọc đúng.
 Chẳng hạn câu:
    Người lên ngựa / kẻ chia bào
   Rừng phong / thu đã nhuốm màu quan san.
      (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
 Nhiều học sinh đã đọc sai, ngắt nhịp sai. Ở đây là khung cảnh chia li giữa Thuý Kiều – Thúc Sinh. Câu lục cũng như bị bẻ gãy làm đôi 3/3 thể hiện rõ sự chia biệt đó. Nếu học sinh đọc 2/2/2 là không đúng. Nhưng câu bát lại không thể ngắt nhịp 3/3/2 mà phải là 2/6. Nếu ngắt 3/3/2 dẫn đến cách hiểu "thu" không còn là chủ thể nữa mà trở thành định ngữ cho "rừng phong".
 Hay đoạn thơ diễn tả tâm trạng Thuý Kiều trong đêm trao duyên cho em là Thuý Vân:
   Cậy em / em có chịu lời
   Ngồi lên cho chị lạy / rồi sẽ thưa
    Giữa đường / đứt gánh tương tư
   Keo loan chắp mối tơ thừa / mặc em.
      (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
 Sự ngắt nhịp ở đây cũng không còn đều đặn 2/2/2 như đặc trưng thể loại nữa. Các ngắt nhịp "cậy em" và "mặc em" đối lập 2/6 và 6/2 mà trọng tâm dồn vào để  làm cho nhịp thơ trĩu xuống. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nhấn mạnh và ngừng lâu ở các nhịp này để tạo ra một không khí trang trọng và thiết bị thuận lợi cho việc khai thác từ ngữ sau đó. Riêng dòng thơ sau phải hướng dẫn học sinh đọc cho đúng nhịp ngắt:
   Ngồi lên cho chị lạy / rồi sẽ thưa.
 Nhịp ngắt gây cảm giác không suôn sẻ nếu không muốn nói là hơi gượng gạo. Giá trị độc đáo của câu thơ chính lại ở chỗ đó. Song đây cũng là lý do giải thích tại sao hầu như không có học sinh nào đọc đúng nhịp ngắt này. Chính cái không bình thường ấy đã nói được phần nào cái quằn quại, đau đớn trong tình cảnh hết sức trớ trêu: yêu tha thiết mà vẫn buộc lòng phải khước từ tình yêu. Nhịp điệu không phải là tình cảm nhưng ngắt nhịp đúng chính là "đọc" được tình cảm, tâm trạng của con người trong câu thơ, bài thơ.

3. Cách ngắt nhịp trong bài thơ Việt Bắc

 Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được làm theo thể lục bát. Tinh thần chính của toàn bài là ngắt nhịp chẵn. Tình nghĩa thuỷ chung gắn bó giữa người cán bộ miền xuôi với đồng bào Việt Bắc một phần được gợi ra bởi giai điệu da diết của bài thơ. Đây là một bài thơ khá dài, vì vậy cách tốt nhất là cho học sinh đọc và phân tích từng đoạn. Ở đoạn thơ diễn tả khung cảnh chia tay giữa Trung ương Đảng, Chính phủ với đồng bào Việt Bắc , câu cuối nhịp có khác:
    Mình về / mình có nhớ ta /
   Mười lăm năm ấy / thiết tha mặn nồng /
    Mình về / mình có nhớ không /
   Nhìn cây nhớ núi, / nhìn sông nhớ nguồn? /
    Tiếng ai / tha thiết bên cồn /
   Bâng khuâng trong dạ, / bồn chồn bước đi /
    Áo chàm / đưa buổi phân li /
   Cầm tay nhau / biết nói gì / hôm nay…
 Câu "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" nếu ngắt 2/6 hoặc 4/4 thì câu thơ sẽ trở nên vô nghĩa. Trong buổi chia tay có nhiều điều muốn nói, nói sao cho thoả, đành dùng ngôn ngữ đôi bàn tay. Vì vậy khi ngắt nhịp 3/3/2 (cầm tay nhau/ biết nói gì / hôm nay) sẽ hiện lên sự ngập ngừng, dùng dằng, quyến luyến, bịn rịn giữa người đi – kẻ ở.
 Hay như đoạn thơ sau, ta lại bắt gặp câu thơ có sự biến đổi nhịp 2/4 sang nhịp 3/3:
    Ta với mình / mình với ta.
 Câu thơ được chia tách làm hai vế. Hai đại từ mình – ta được đảo vị trí cho nhau tưởng rằng chia xa nhưng rất xoắn xuýt. Sự thay đổi nhịp điệu ở câu thơ này thể hiện rất rõ, rất dễ nhận ra.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *