Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng. Cùng với Toán và Tiếng Anh, Ngữ văn cũng là môn thi tốt nghiệp THPT. Trong nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức về văn học trong và ngoài nước thì nó còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc, nghe, viết, nói. Đó là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Trong quá trình học tập, học sinh học không chỉ để biết mà còn để kiểm tra, thi cử. Muốn thi đạt kết quả cao thì việc ôn tập từng phương pháp giải đề chính là một việc làm không thể thiếu.
1. Nguyên tắc làm đề
Về cơ bản vẫn cần có những ý như trong đề phân tích nhân vật nói chung. Chỉ lưu ý điểm khác là ở dạng đề này học sinh không phân tích theo tính cách của nhân vật mà đi theo diễn biến tâm trạng trong tác phẩm. Tâm trạng nào diễn ra trước thì phân tích trước, nét tâm trạng nào diễn ra sau thì phân tích sau.

Cần có phương pháp giúp học sinh học văn tốt hơn
2. Những đề tham khảo
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân?
* Mở bài:
* Thân bài:
– Giới thiệu về tình huống xuất hiện và ngoại hình của bà cụ.
– Diến biến tâm trạng:
+ Ngạc nhiên, băn khoăn, không hiểu
+ Khi hiểu ra cơ sự: vừa ai oán xót thương cho con trai, lo cho con/ tủi phận mình / cảm thông với con dâu / chấp nhận – mừng lòng / động viên 2 con / lại lo cho con / vỗ về an ủi con dâu.
+ Sáng hôm sau: thu dọn nhà cửa / nói chuyện tương lai, chuyện sung sướng động viên con / tươi cười đon đả trong bưa cơm ngày đói,…..
– Nghệ thuật: + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
+ Ngôn ngữ gần với đời sống tự nhiên
+ Bút pháp tả thực…
– Ý nghĩa: Thể hiện vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam / Nhân vật bà cụ khiến cho tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo….
Đề bài: Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài?
Trong phần thân bài cần làm rõ:
– Giới thiệu vài nét về Mị
– Diễn biến tâm trạng: Lúc đầu thì thản nhiên trước nỗi đau của A Phủ -> nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ mới nghĩ đến mình -> nhận ra chúng nó thật độc ác -> thương A Phủ -> cắt dây trói cho A Phủ -> chạy theo A Phủ…
– Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật,….
– Ý nghĩa: Ca ngợi sức sống mãnh liêt của người dân miền núi,…