Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Phương pháp đọc hiểu thơ tự do phần 2

Phương pháp đọc hiểu thơ tự do phần 2

Đối với người giáo viên dạy Văn, việc dạy một tác phẩm văn chương trong nhà trường là một trình tự chặt chẽ gồm nhiều thao tác thực hiện. Tất cả các thao tác đều phải được đầu tư và thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là thao tác đọc tác phẩm, nhất là thơ trữ tình. Đọc để thâm nhập vào thế giới cuộc sống trong tác phẩm. Đọc khởi động tâm lý, tiếp nhận, gợi tưởng tượng. Đọc tạo không khí…


1. Bài Tiếng hát con tàu

 Cũng như "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên có rất nhiều câu hỏi tu từ được cất lên. Mỗi câu thơ có hình thức hỏi là điểm nhấn. Giáo viên cần lưu ý học sinh cách đọc để xoáy sâu vào những trăn trở của người viết. Ngay khổ thơ đề từ đã mang cảm xúc chung của cả bài thơ. Sau khổ thơ đề từ, mạch thơ cứ thế tuôn chảy.
 Xin trích đọc khổ thơ đề từ như sau:
   Tây Bắc ư? / có riêng gì Tây Bắc /
   Khi lòng ta đã hoá những con tàu /
   Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát /
   Tâm hồn ta là Tây Bắc, / chứ còn đâu.
 Toàn bài thơ có những câu được ngắt nhịp 3/5, có những câu đến cuối dòng mới ngừng nghỉ… Chất trữ tình – triết luận trong hồn thơ Chế Lan Viên đem đến giai điệu lúc hối thúc, lúc dàn trải như thế. Qua cách đọc cũng sẽ giúp học sinh cảm được cái hay, cái đẹp trong hình tượng thơ Chế Lan Viên.
Học thơ tự do cũng cần có phương pháp phù hợp

2. Sóng của Xuân Quỳnh

 Còn đối với những bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn như "Sóng" của Xuân Quỳnh thì phương pháp đọc hiệu quả nhất là ngắt nhịp cuối mỗi dòng thơ và sự ngừng nghỉ cuối mỗi dòng phải nhanh, cuối mỗi khổ thì lâu hơn. Cụ thể như sau:
    Dữ dội và dịu êm /
    Ồn ào và lặng lẽ /
    Sông không hiểu nổi mình /
    Sóng tìm ra tận bể //
 
    Ôi con sóng ngày xưa /
    Và ngày sau vẫn thế /
    Nỗi khát vọng tình yêu /
    Bồi hồi trong ngực trẻ //
      (Sóng-Xuân Quỳnh)
 Khi ngắt nhịp đúng đặc trưng của thể loại như thế sẽ giúp ta hình dung hết lớp sóng nọ đến lớp sóng kia cuồn cuộn, ào ạt. Đó cũng chính là con sóng lòng trào dâng nỗi khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.Ngay nhan đề bài thơ đã gợi ấn tượng về những con sóng.Hai hình tượng "Sóng" và "Em"lúc song hành, lúc hoà nhập vào với nhau .Nhịp thơ càng về cuối càng dồn dập,thể hiện nỗi khát khao càng lớn.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *