Đề bài: Em hãy phân tích truyện ngắn đời thừa của Nam cao (Bài làm của học sinh giỏi văn lớp 11)
Bài làm:
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam. Ông có một kho tàng tác phẩm đồ sộ trong số đó xuất sắc nhất phải kể đến đến chùm tác phẩm viết trong giai đoạn trước năm 1945. Đời Thừa tác phẩm mô tả rõ nhất hiện thực xã hội, nơi mà những con người trí thức phải sống một cuộc sống bần cùng. Cơm áo gạo tiền đè nặng lên trên vai khiến họ không thể sáng tạo được điển hình qua nhân vật Hộ.
Truyện ngắn “Đời thừa” kể về tấn bi kịch của nhân vật Hộ.
Đời Thừa là tác phẩm kể về bi kịch của nhà văn Hộ. Người luôn có ước vọng sáng tác ra những tác phẩm để đời. Các tác phẩm đạt giải Nobel được toàn thế giới ngưỡng mộ. Nhưng hiện tại xã hội, cơm áo gạo tiền đã làm cho ngòi bút của anh không còn được như trước nữa. Mỗi chi tiết trong truyền đều là những cơn nội tâm được giằng xé trong phong cách sáng tác của nhân vật về cuộc sống. Nó thể hiện sự khắc nghiệt của xã hội lúc bấy giờ, xã hội đã biến con người trở thành những những người bị tha hóa, biến người tri thức phải vì vật chất mà bẻ cong ngòi bút.
Qua cách xây dựng tình huống đầy mâu thuẫn này, Nam Cao đã tố cáo hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Ở đây con người luôn phải vât lộn với nỗi lo cơm áo đè nặng của cuộc sống. Con người đang bị bủa vây bởi cái đói, cái nghèo chính tấm bi kịch của nhân vật Hộ cũng là tấn bi kịch của cả thời đại. Những con người có bao khát vọng, lý tưởng, nhưng luôn bị xã hội vùi dập. Họ đang phải đối mặt với cuộc sống đói khổ, vợ con nheo nhóc. Nhân vật Hộ được xây dựng trong tác phẩm là một nhà văn có đầy nhiệt huyết vì cái đói, khổ mà biết bao nhiêu hoài bão của nhân vật này bị tan biến. Mỗi ngày anh đều tự rằn vặt chính bản thân mình, là người vô tích sự, không làm được gì cho gia đình, chính vì thế, ông lâm vào bi kịch của cuộc sống hôn nhân.
Nam Cao đã xây dựng thành công nên hình tượng nhân vật Hộ với những nét tinh tế trong phong cách sáng tác. Ông còn để cho nhân vật của mình biểu lộ dòng tâm trạng, thể hiện tình cảm nội tâm. Ông để cho nhân vật tự độc thoại nội tâm qua đó toát lên được diễn biến tâm lý. Khi nhân vật Hộ ngộ ra được cuộc sống hiện thực, ông thoát ly hoàn toàn với cuộc sống trong văn chương. Có thể nói tác giả đã khắc họa sâu sắc được hình ảnh người tri thức đang bị tha hóa trong xã hội nghèo đói.
Hiện thực xã hội trước năm 1945 khi con người luôn phải chịu sự khổ cực do nghèo đói bủa vây. Con người thì bị tha hóa bởi áp lực tiền bạc, cơm áo hàng ngày, khiến chon ngay cả những người nghệ sĩ chân chính cũng phải khuất phục trước sức mạnh của đồng tiền. Đây đúng là bi kịch của xã hội bất lương con người ta sống chỉ vì tiền mà chà đạp lên cả các giá trị nghệ thuật.