Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám (Bài làm của học sinh giỏi văn lớp 10)

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám (Bài làm của học sinh giỏi văn lớp 10)

Đề bài: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Bài Làm:

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tấm Cám là một câu truyện rất hay mang đậm tính nhân văn. Nổi bật lên là hình ảnh cô Tấm ngoạn hiền, chịu thương chịu khó lại bị áp bức bởi bà mẹ kế ác độc. Nhưng cái thiện luôn chiến thắng cái ác nên cô Tấm nhận được hạnh phúc trọn vẹn còn mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng.

Từ xưa ông cha ta đã có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”  để chỉ  mối quan hệ không mấy hòa hợp của hai đối tượng này.  Ngay mở đầu câu truyện, chúng ta đã thấy mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám ra đồng bắt tép và giao hẹn: hôm nay ai bắt được nhiều hơn thì sẽ được thưởng một chiếc yếm đỏ. Nếu ai không được thì phạt đòn.

 Đề bài: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Tấm nghe lời dì ghẻ chăm chỉ bắt cả sáng nên đã được đầy giỏ. Còn Cám lười làm mải chơi nên chẳng bắt được con nào. Trước tình thế đó Cám đã nảy ra ý đồ rằng mình không bắt được cá thì chẳng những không được yếm mới mà còn bị đòn nữa. Vì thế, Cám đã tìm cách lừa dối và cướp công của Tấm bằng cách bảo: Chị Tấm ơi, đầu chị lấm, chị hụp xuống sâu kẻo về mẹ mắng. Tấm thật thà tưởng Cám lo cho mình thật xuống mương tắm rửa. Lợi dụng lúc Tấm không để ý Cám ta ở trên bờ trút hết giỏ tép của chị đem về nhận phần thưởng của mẹ. Ở chi tiết này, chúng ta thấy chưa hề có xung đột giữa mẹ ghẻ – con chồng. Dì ghẻ của Tấm đến giờ phút này vẫn là người hết sức công bằng, không thiên vị. Và hành động lừa gạt Tấm của Cám hoàn toàn là sự chủ động không có sự dặn dò, sai khiến của mẹ. Tất cả đều do lòng tham muốn có được yếm mới của Cám nảy sinh ra mà thôi.
Về phần Tấm khi lên bờ thấy giỏ cá bị trút hết cũng chỉ biết ôm mặt khóc ,nhẫn nhục chịu đựng. Điều này làm ta liên tưởng đến việc cái thiện ban đầu luôn tỏ ra nhẫn nhục chịu đựng. Nó được xem là một nét văn hóa truyền thống luôn muốn “ một điều nhịn chín điều lành”, luôn mong một cuộc sống bình yên hòa thuận.Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thành tâm thiện ý ấy không những không được đáp trả một cách tử tế. Mà nhiều khi còn bị vùi dập, cái thiện càng nhún nhường thì các ác càng lấn tới đàn áp muốn triệt hạ cái thiện. Điều đó thể hiện ở một số chi tiết trong truyện trong đó có việc hai mẹ con mụ dì ghẻ vì không chiếm được ngôi vị hoàng hậu thì âm mưu giết Tấm. Bốn lần chúng ra tay triệt hạ Tấm đến cùng nhưng đều thất bại: từ chặt cây cau, giết chim vành anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi.

Lúc này để tồn tại cái thiện chỉ còn cách vươn lên chống trả giành lấy chiến thắng vẻ vang.  Sau mỗi lần bị hại,Tấm đã không còn khóc nức nở nhịn nhục  mà đã ra lời cảnh báo với cái ác kia :“Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào – Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao”. Hay thậm chí đó là những lời lẽ mang tính răn đe mạnh mẽ như: Kẽo cà kẽo kẹt – Lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”. Và đến lần cuối hóa thân trở trong quả thị ngát hương, cũng là một lần nữa để khẳng định một chân lí đó là cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Tấm đã trở về với ngôi vị hoàn hậu và trừng trị mẹ con nhà Cám.

Truyện cổ tích Tấm Cám ra đời từ thuở xa xưa trong lịch sử dân tộc và cho đến ngày nay câu chuyện sẽ vẫn được người Việt giữ gìn,truyền lại cho con cháu ngày sau. Ngọn lửa truyền thống dân tộc đấy và  tinh thần yêu cái thiện ghét cái Ác. Cái Thiện luôn chiến thắng cái Ác luôn được ca ngợi và truyền tụng suốt muôn đời sau. 

Comments

comments

About Ly Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *