Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Phân tích khổ thơ đầu bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Phân tích khổ thơ đầu bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Bài Làm:

Hoàng Cầm là lứa nhà thơ  yêu nước trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhà thơ ấy là người con của quê hương Kinh Bắc xa xưa nên trong những trang văn, trang thơ dậy lên một tình yêu quê hương tha thiết. Trong bài thơ Bên kia sông Đuống các bạn đã thấy được tấm lòng yêu quê hương của nhà thơ được lột tả rõ nét ngay khổ thơ đầu của bài.

Phân tích khổ thơ đầu bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Hình ảnh con sống Đuống êm đềm và thơ mộng. 

Bài thơ “Bên kia sông Đuống” được tác giả Hoàng Cầm sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là khi nhà thơ nghe tin quê hương mình bị thực dân Pháp đánh phá. Với tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương, cùng sự đau lòng khôn xiết khi quê hương bị tàn phá ngay trong đêm nhà thơ Hoàng Cầm đã sáng tác bài thơ “Bên kia sông Đuống”. Mở đầu bài thơ,  tác giả mang đến cảm xúc khắc khoải, da diết thông lời tâm tình của nhân vật trữ tình:

“ Em ơi, buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống. 

Ngày xưa cát trắng phẳng lì.”

Con sông Đuống lúc này hiện lên trước mắt người đọc với một vẻ đẹp đầy lãng mạng và thơ mộng. Đó là hình ảnh những bãi cát trắng “phẳng lì”, trong nhữngkí ức tươi đẹp trong tâm thức của nhà thơ. Từ  “phẳng lì” gợi ra một cuộc sống thanh bình và êm ả của người dân nơi đây. Trong tâm trí của nhà thơ thì sông Đuống hiền hòa và yên ả:

“Sông là Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh”

Hình ảnh “Một dòng lấp lánh” đã gợi cho ta liên tưởng về những ánh nắng khi rọi chiếu xuống dòng sông, tạo ra những vệt sáng lấp lánh.

“Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu”

Dòng sông Đuống không chỉ là con sông hiền hòa, gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt, mà nó còn là một nhân chứng lịch sử. Một  dòng sông anh hùng “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Câu thơ vừa thể hiện được hình dáng của con sông về mặt địa lí tự nhiên. Nhưng trên hết đó chính là sự tự hào vì dòng sông Đuống anh dũng cùng con người chiến đấu trong suốt thời kì dài, đầy gian khổ của kháng chiến chống Mĩ.

Từ cảm hứng tự hào, nhà thơ lại đột ngột chuyển sang cảm  xúc thương xót và nhớ  tiếc. Đó là hình ảnh những bãi mía xanh mướt, những bờ dâu xanh ngút ngàn  đến chân trời “Xanh xanh bãi mía bờ dâu”. Nó thể hiện cho sự trù phú, tốt tươi mà dòng sông Đuống mang lại cho con người vùng đất Kinh Bắc. Nhưng trở về với thực tại khi quê hương đã bị giặc tàn phá nhà thơ không khỏi xót xa, bồi hồi:

“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”

Cảm xúc đau đớn của tác giả được lột tả qua hình ảnh “Sao xót xa như rụng bàn tay”. Đó là nỗi đau tinh thần đã được cụ thể hóa qua nỗi đau của thể xác. Tác giả coi quê hương như một phần máu thịt của cơ thể mình khi quê hương bị tàn phá cũng đau đớn và xót xa như mất một phần cơ thể.

“Bên kia sông Đuống” là một trong những bài thơ hay xuất sắc của nhà thơ Hoàng Cầm đối với quê hương đất nước. Tình yêu ấy sâu sắc đến mức mỗi thương tổn, mất mát dù ít, dù nhiều của quê hương cũng khiến cho nhà thơ thao thứu, đau đớn đến tột cùng.

 

Comments

comments

About Ly Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *