gia-tri-tuyen-ngon-doc-lap-cua-binh-ngo-dai-cao-1

Đề bài: Phân tích cảm hứng độc lập dân tộc trong bài Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Bài Làm: Bình Ngô Đại Cáo là một áng hùng văn thiên cổ được đánh giá là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của đất nước Việt Nam trong thời kỳ giặc phương Bắc xâm lược. Ta thấy ngay tinh thần độc lập tự cường khẳng định chủ quyền dân tộc được thể hiện rất rõ trong bài cáo. Xã tắc từ đây vững bền. Giang sơn từ đây đổi mới Càn khôn bỉ mà lại thái Nhật nguyệt hối mà lại minh Muôn thuở nền thái bình vững chắc Trong sáu câu thơ cuối thì có đến hai câu nói tới sự vững bền đó là: Xã tắc từ đây vững bền, Muôn thuở nền thái bình vững chắc”. Và bốn câu thơ còn lại nói tới sự thay đổi. Sự xoay chuyển của giang sơn là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền cho đất nước. Sự thay đổi này thực chất là sự phục hưng qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai. Và sự vững bền này xây dựng trên cơ sở đã phục hưng dân tộc mãi mãi trường tồn mang đến viễn cảnh của đất nước hiện ra thật tươi sáng, huy hoàng: Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu day tận khắp chốn Có được hiện thực huy hoàng ngày hôm nay và tương lai ngày mai là do các chiến công trong quá khứ. Nối tiếp truyền thống hào hùng làm lên những trận thắng oanh liệt như thời xưa. Hai câu kết của Bình Ngô Đại cáo nhắc mọi người nên biết tự hào về quá khứ và càng biết trân trọng hơnhiện tại và vui mừng hướng tới tương lại. Hai câu thơ như vừa khép lại một thời kì chiến đấu oanh liệt để mở ra một kỉ nguyên mới huy hoàng xây dựng đất nước đẹp tươi và thịnh vượng hơn trong tương lai. Tác giả biết tôn trọng quá khứ, quan tâm đến tương lai và định hướng của nước nhà. Với lời tuyên bố hùng hồn của Nguyễn Trãi ta thấy cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã hoà quyện với quy luật xoay chuyển của vũ trụ. Khi vượt qua hồi bĩ cực hướng tới sự sáng tươi, phát triển trong tương lai. Như vậy tác giả đã càng thể hiện mạnh mẽ niềm tin và quyết tâm của nhân dân Đại Việt xây dựng một mùa xuân mới cho dân tộc khi vận hội duy tân đã mở. Trên thực tế, chúng ta thường bắt gặp những khi thời điểm lịch sử và văn học dân tộc trùng nhau. Nghĩa là khi văn học thể hiện được cảm hứng của thời đại. Cũng giống như tác phẩm “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt mang tinh thần hào sảng của văn học thời kỳ dựng nước khẳng định chủ quyền. Và đến lần thứ hai khi Bình Ngô Đại Cáo ra đời trùng với thắng lợi của cuộc đại phá quân Minh . Tác phẩm đã thể hiện được cảm hứng dân tộc thể hiện quyền độc lập tự cường. Cho đến nay tác phẩm vẫn được xem là áng thiên cổ hùng văn vô tiền khoáng hậu. Thể hiện được tư tưởng nghệ thuật của tác giả Nguyễn Trãi cũng như cảm hứng thời đại hừng hực khí thế. Mong xây dựng được một đất nước giàu mạnh, vững bền và ngày càng phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Comments

comments

About Ly Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *