Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao

Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao

Đề bài: Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao

Bài làm:

Nam cao được xem là một trong những tác giả xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Các tác phẩm của ông được viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tức là bám sát vào tình hình xã hội lúc bấy giờ để khắc họa ra được những nhân vật điển hình của xã hội đó. Tác phẩm “Đời Thừa” kể về nhân vật văn sĩ Hộ với bi kịch tinh thần giằng xé giữa khát vọng sáng tác và sức mạnh của cơm áo gạo tiền.

Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao

Bi kịch của nhân vật Hộ trong Đời Thừa chính là bi kịch của thời đại. Bi kịch chung của những con người trí thức. Nhà văn ấy muốn giữ được phẩm giá của mình, ý thức được “thiên chức” cao cả của mình, vậy mà đành bó tay bất lực trước sức mạnh của cơm áo gạo tiền.

Tấn bi kịch tinh thần của cuộc đời Hộ là về những giấc mộng văn chương. Hộ đã đặt văn chương trở thành lẽ sống của cuộc đời. Anh muốn trở thành một nhà văn chân chính – nhà văn có thể đón lấy những vang vọng của đời. Hộ mơ ước đến một ngày anh sẽ viết được một tác phẩm để đời đạt giải Nobel. Khát vọng này nói lên được những khát vọng lớn lao, mạnh mẽ của người nghệ sĩ. .

Tuy nhiên, Hộ lại không sa vào những mơ mộng huyền ảo của nghệ thuật. Theo anh ghệ thuật là ánh trăng huyền ảo lừa dối tăng thêm vẻ đẹp của  hiện thực tầm thường lên. Do đó, anh không viết để cho nhưng cô gái áo xanh, áo đỏ tha thướt đọc, những gì anh viết phải bắt đầu tự hiện thực cuộc sống.

Tuy nhiên, thực tế có phải bao giờ cũng chiều theo khát vọng và đẹp như khát vọng đâ. Vì gánh nặng gia đình và cơm áo hàng ngày, Hộ đã phải viết những bài mà thậm chí khi đề  tên mình dưới bài viết, anh phải đỏ mặt xấu hổ. Anh giận dữ với chính mình, tự khinh ghét  bản thân với những tác phẩm văn chương quá ư dễ dãi của chính mình. Anh dằn vặt đau đớn khi vì đồng tiền phải bẻ cong ngòi bút. Và đó chính là cái bi kịch của Hộ nói riêng và bi kịch của những người nghệ sĩ chân chính, biết mình phải làm gì và đành viết theo những điều mình chẳng hề muốn.

Ta cảm nhận được nỗi đau đớn khủng khiếp tự chốn sâu thẳm của tâm hồn người nghệ sĩ. Một cái gì đó đã bỗng chốc sụp đổ trong anh. Đó chính là sự sụp đổ của một khát vọng đẹp và chân chính. “Cơm áo không đùa với khách thơ”, anh còn người vợ quanh năm và một đàn con nhỏ nheo nhóc đòi ăn. Kiếp người với bao toan tính bộn bề đã ghì chặt anh, không cho anh bay lên cùng giấc mộng của đời trai trẻ. Anh đã phải viết thật nhanh, thật nhiều, để vợ anh, con anh và chính anh có cái ăn hàng ngày. Chao ôi! Đau đớn thay cho những kiếp người sống thảm hại muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất . Đó chính là bi kịch của cuộc đời người nghệ sĩ chân chính, bi kịch của những giấc mộng văn chương ấy chính là điều day dứt trong anh mãi không thôi.

Chắc chắn phải có những hiểu biết sâu sắc về tâm tư tình cảm của con người thì Nam Cao mới có thể khắc họa nhân vật Hộ với những dòng đầy cảm xúc như thế. Ông dường như cũng thấu hiểu day dứt trong cuộc đời văn sĩ khổ ải với bi kịch về cuộc đời. 

Comments

comments

About Ly Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *