Đề bài: Phân tích bài thơ Quy Hứng của nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn
Bài làm:
Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên. Ông là người con của làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi nay thuộc Ân Thi, Hưng Yên. Được biết đến là một trong những danh thần văn võ song toàn bậc nhất của nhà Trần làm quan đến chức Thượng Thư. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có bài thơ Quy Hứng.
Bài thơ Quy Hứng được sáng tác trong thời gian tác giả đi xứ ở Trung Quốc. Tác phâm thể hiện lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Tình yêu đó đã được thể hiện ở nỗi nhớ quê hương da diết thông qua các câu thơ:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi gió dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Bài thơ Quy hứng thể hiện nỗi nhớ quê nhà sâu sắc của tác giả Nguyễn Trung Ngạn.
Nỗi nhớ của tác giả được thể hiện qua những sự vật hết sức bình dị. Đó là nhớ bát canh rau muống, nhớ món cà dầm tương của mẹ. Nhớ hình dáng những người nông dân dãi nắng dầm sương trên cánh đồng. Những câu thơ viết về quê hương, chan chứa tình người thể hiện ước vọng muốn gắn bó máu thịt với nơi chôn rau cắt rốn. Bằng tất cả tình cảm và nỗi niềm, tác giả đã khơi gợi trong lòng người đọc sự đồng cảm. Trong tâm thế của người xa xứ đã càng khiến tâm trạng tác giả thêm nặng trĩu.
Dâu già lá rụng tằm vừa chín,
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê
Hình ảnh dâu, tằm, lúa đơm bông vốn đã quá đỗi quen thuộc với miền quê Việt Nam. Những nương lúa, nương dâu xanh mướt thấm đẫm những giọt mồ hôi nước mắt của ông cha từ bao đời nay. Chính từ những thứ thân quen này lại có sức lay động mãnh liệt tới tâm hồn con người ta như thế.. Đứng giữa chốn phồn hoa đô hội, giữa biết bao lạc thú vui xa hoa nhưng tác giả đã luôn chọn cho mình một nơi để trở về- đó là quê hương. Ngay trong tâm khảm tác giả luôn mong muốn có ngày được sớm trở về quê hương. Mặc dù là về với quê nghèo nhưng còn tốt hơn ở nơi đất khách quê người.
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
Dầu vui đất khách chẳng bằng về
Hai câu kết đã thể hiện được sự đối lập mạnh mẽ giữa cảnh nơi đất khách xa hoa và quê nghèo bình dị. Chính sự khác biệt này đã đẩy tình cảm của tác giả lên cao cao trào. Sống trong sự phồn hoa đô hội nơi đất khách cũng không đủ sức níu giữ bước chân của kẻ li khách hướng về quê hương. Nỗi nhớ quê da diết càng thêm thường trực trong lòng tác giả. Đứng trong hoàn cảnh của tác giả, điều này còn có ý nghĩa sâu xa hơn nỗi nhớ quê chính là sự thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Một tấm lòng son sắt với quê hương, đất nước của Nguyễn Trung Ngạn.
Có thể nói, Quy Hứng là bài ca của ngày trở về mang tới cho độc giả, một làn gió mới cho thơ văn Trung Đại Việt Nam. Với những ngôn từ hình ảnh hết đỗi bình dị hưng lại mang đến xúc cảm mãnh liệt. Bài thơ không chỉ gợi lên trong chính tác giả nỗi nhớ quê nhà mà trong còn thể hiện được nỗi nhớ của những người con xa xứ. Họ cũng đang ngày đêm mong ngóng về quê hương.