Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới – Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới – Xuân Diệu

Đề bài: Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới – Xuân Diệu

Bài làm:

Xuân Diệu được xem là một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ mới của Văn học Việt Nam. Trong hầu hết các sáng tác, của ông về đề tài mùa thu luôn nổi bật nhất. Bài thơ "Đây mùa thu tới" được trích trong tập "Thơ thơ", xuất bản năm 1938 được xem là một tuyệt tác của Xuân Diệu. Khi ông đã thể hiện được hình ảnh xuất sắc của đất trời vào thu.

Với thi sĩ Xuân Diệu  cảm nhận đầu tiên về mùa thu không phải là qua âm thanh mà cảm nhận được thể hiện ở hình ảnh hết sức đặc trưng:

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng".

Đề bài: Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới – Xuân DiệuHình ảnh rặng liễu rủ xuống như báo hiệu mùa thu đã đến. 

Cả một không gian của đất trời mùa thua "đìu hiu", buồn và vắng vẻ. Rặng liễu trầm mặc rủ xuống như "đứng chịu tang". Lá liễu buông dài như tóc nàng thiếu phụ "buồn buông xuống". Một dánh cây liễu được miêu tả và cảm nhận đầy chất thơ. Không mải mê ngắm "rặng liễu đìu hiu… ", nhà thơ đã khẽ reo lên khi chợt nhận thấy thu đã đến.

"Đây mùa thu tới/mùa thu tới

Với áo mơ phai/dệt lá vàng".

Sang đến những câu thơ tiếp theo chúng ta nhận thấy rằng khi tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên. Mọi vật đều phai tàn rơi rụng như lá vàng rơi. Xuân Diệu đã cảm nhận được mùa thu đến qua những hình ảnh vô cùng đặc trưng:

“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Cụm từ “hơn một loài hoa’ để chỉ cho sự tàn phai của hoa lá trong vườn. Đây được xem là cách nói rất Tây của Xuân Diệu. Tuy nhiên dù nhiều hay ít thì ta cũng thấy những bước chuyển của thời gian của thiên nhiên đất trời. Hoa vốn dĩ được là biểu tượng của cái đẹp thế mà mùa thu tới cái đẹp lại tàn phai rơi rụng. Điều này đã gây cảm giác tiếc nuối mất mát trong lòng tác giả. Động từ “rủa mùa xanh”  thể hiện sự ngấm dần, gặm dần từng chút màu xanh tươi của lá. Và thay vào đó sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu. Nếu như khổ thơ đầu tiên mùa thu đến một cách bất chợt, khổ thứ hai mùa thu đến mãnh liệt hơn thì sang khổ ba ta thấy mùa thu đã thực sự về:

“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vằng người sang những chuyến đò”

Trong tiết trời thu ấy nàng trăng tự ngẩn ngơ, những ngọn núi “khởi sự”  đã mờ nhạt của sương sớm. Chúng ta có thể cảm nhân được những nét đặc trưng của mùa thu trên màu sương bạc. Tiếp đến câu thơ thứ ba nhà thơ đã cảm nhận được mùa thu qua cảm giác chứ không phải là thính giác đó là thấy “rét mướt luồn trong gió”. Chính bước nghệ thuật ấy làm cho người đọc cảm nhận được cái rét mướt thật gần gũi. Câu thơ tiếp theo sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã cho thấy được sự quạnh quẽ, vắng vẻ hoang vu trên mỗi chuyến đò bến đò. Cảnh vật trong khổ thơ được miêu tả từ trên cao xuống thấp  trong trạng thái lạnh lẽo tàn phai. Trong bức tranh thu ấy không chỉ khung cảnh thiên nhiên buồn mà sâu thẳm trong đó còn là tâm cảnh nỗi buồn:

“ Mây vẩn tầng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Nếu như ở hai câu đầu của khổ thơ gợi lên sự chia ly diễn ra trong lòng cảnh vật. Như việc chim bay đi tránh rét, trong tiết trời sầu hận u uất. Thì đến câu thơ thứ ba đã xuất hiện hình ảnh con người với nỗi buồn vô tận. Đó là một thiếu nữ, cô đang ngồi tựa cửa mà nhìn xa, đó là cái nhìn vào cõi vô vọng, cái nhìn xa xăm. Cô thiếu nữ ấy đang buồn một nỗi buồn không nói lên lời mà chỉ biết tựa cửa trông xa để nghĩ ngợi.

Đây mùa thu tới  đã mang đến một bức tranh thu đẹp nhưng buồn của một hồn thơ gắn bó hết mình  với cuộc sống. Tác giả có thể lắng nghe được những sự biến chuyển dù là nhỏ nhất của thời gian cũng như nội tâm con người. Với thi phẩm này Xuân Diệu đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai về một hồn thơ lãng mạn.

Comments

comments

About Ly Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *