Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Những phương pháp giúp học sinh tiếp cận tác phẩm thơ tự do nhanh nhất

Những phương pháp giúp học sinh tiếp cận tác phẩm thơ tự do nhanh nhất

Việc học và tiếp nhận kiến thức ngữ văn đối với học sinh THPT đã không còn trở thành một hứng thú học tập. Đây là một thực trạng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại, khi mà cuộc sống có nhiều mối quan tâm tưởng như là thiết thực hơn văn chương. Khi đã không còn hứng thú học tập thì khả năng độc lập và sáng tạo trong việc học văn cũng không còn nữa. Đối với việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm thơ tự do trong chương trình Ngữ văn THPT, một thể loại đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt của người học thì điều này còn đáng buồn hơn. Dưới đây chính là một số phương pháp giúp học tinh có thể tiếp cận thơ tự do được nhanh nhất và thuận lợi nhất


1.  Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo

Đây là khâu đầu tiên trong quá trình tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm. Đọc trước hết để cảm nhận tiết tấu âm thanh, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Trong thơ tự do, do tiết tấu không theo một điệu ổn định như thơ cách luật mà thay đổi theo mạch cảm xúc. Do vậy đọc thơ tự do phảm cảm nhận được nhịp điệu cảm xúc, bám theo mạch tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Nghĩa là người đọc thơ tự do không thể hờ hững đứng ngoài tác phẩm mà phải sống cùng cảm xúc trong thơ.
Đọc thơ cũng cần có sự diễn cảm

2. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà thơ

Trong thơ tự do, phong cách và cá tính sáng tạo của tác giả được thể hiện khá rõ và chi phối mạnh mẽ hình thức, nội dung của tác phẩm. Hiểu được đặc điểm phong cách và cá tính sáng tạo của nhà thơ chính là một con đường để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của bài thơ. 

3.  Tìm hiểu hoàn cảnh cảm hứng và tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩm

Phương pháp tiếp cận truyền thống đối với một tác phẩm văn học là tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, bố cục, chủ dề tác phẩm. Với thơ tự do, ta cũng có thể áp dụng phương pháp trên nhưng đặc biệt chú ý tới hoàn cảnh cảm hứng khi nhà thơ sáng tác tác phẩm. Bởi chính hoàn cảnh ấy cho ta hiểu trạng huống cảm xúc của chủ thể chữ tình trong tác phẩm. Có thể tìm hiểu hoàn cảnh ấy cảm hứng ấy qua những tư liệu ngoài văn bản (lời tâm sự của nhà thơ) hoặc có thể căn cứ vào chính văn bản thơ. Hàn Mặc Tử sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ trong hoàn cảnh đang bị cách biệt với cuộc sống bên ngoài, đang khao khát trở về cuộc sống ấy trong khi cái chết đang đến gần. Cho nên chỉ cần một sự kiện là nhận được bức bưu ảnh của Hoàng Cúc, người con gái Tử thầm yêu cũng đủ “đánh động” cả thế giới tâm hồn niềm khao khát ấy trong Tử. Đó là hoàn cảnh mà ta biết được thông qua tư liệu. Nhưng với bài thơ Tây tiến thì chỉ cần đọc hai câu thơ đầu, ta cũng có thể sống cùng với nhà thơ trong nỗi nhớ tha thiết về binh đoàn cũ sau một thời gian đã xa:
                              Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi
                             Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
                                                         ( Tây tiến – Quang Dũng)
Khi căn cứ vào chính văn bản để tìm hiểu hoàn cảnh cảm hứng của nhà thơ là căn cứ vào chính ngôn ngữ, những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Khi đọc văn bản, sống với mạch cảm xúc thơ, đồng thời cũng là lúc phát hiện ra những tín hiệu thẩm mĩ, những “mắt thơ”, để từ đó mở cách cửa bước vào thế giới nghệ thuật của tác phầm. Với phương pháp này, người đọc sẽ không bị rơi vào tình trạng võ đoán, những quan điểm xã hội học dung tục. 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *