Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Những kiến thức quan trọng về văn nghị luận học sinh cần biết

Những kiến thức quan trọng về văn nghị luận học sinh cần biết

Về cơ bản văn nghị luận là sản phẩm của tư duy lô gíc. Nhưng vẻ đẹp của một áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc, nó còn thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lý lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục cùng sự cuốn hút bởi nhiệt tình và thái độ  của mỗi tác giả trước vấn đề nghị luận.
  Vì thế việc tiếp cận các văn bản nghị luận thật không đơn giản.Vấn đề đó đặt ra thách thức cho cả thầy và trò: thầy phải làm sao tổ chức hướng dẫn giúp trò nắm được tinh thần chung văn bản; trò tiếp nhận, lĩnh hội văn bản để từ đó trang bị hệ thống kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sống…


1. Văn Nghị luận là gì?

– Văn Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học …) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận…giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.
 
Học sinh cần có phương pháp khi học văn nghị luận

2.  Đặc điểm văn Nghị luận

– Về chức năng: Văn Nghị luận trực tiếp trình bày các luận điểm, thể hiện tư tưởng về chính trị, triết học, đạo đức, xã hội, hay bày giải quan điểm, đạo lí ở đời, … Văn Nghị luận trung đại thể hiện ở các bài: chiếu, hịch, cáo, biểu, bình sử, điều trần, thư, … Văn Nghị luận không chỉ có tư tưởng đúng đắn mà còn có những tình cảm lớn làm thành mạch nguồn của nó. Vì thế văn Nghị luận bồi dưỡng cho con người những tình cảm sâu sắc đúng đắn về thời đại, dân tộc, nhân loại.
– Về kết cấu: Do có nhiều thể loại khác nhau nên kết cấu của chúng cũng rất đa dạng. Song, trên bình diện chung có thể thấy, bài văn nghị luận thường gồm ba phần chính dưới dạng tổng – phân – hợp: Vấn đề nghị luận/ nội dung nghị luận/ Khái quát, bày tỏ quan điểm tư tưởng. Các thao tác phân tích, so sánh, giải thích, bác bỏ, chứng minh, … thường xuất hiện trong văn Nghị luận.
– Về tổ chức lời văn: Văn Nghị luận đòi hỏi sự chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của các luận cứ, sự thuyết phục của luận chứng, … Văn Nghị luận thời trung đại có thể là văn vần, văn xuôi, nhưng phổ biến nhất là văn biền ngẫu. Văn Nghị luận hiện đại phổ biến nhất là câu văn xuôi có cấu trúc ngữ pháp rõ ràng, chính xác đúng quy chuẩn. Tuỳ theo sở thích của tác giả, văn Nghị luận cũng thường xuất hiện các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, liên tưởng làm cho các tư tưởng mềm mại, gợi cảm hoặc hóm hỉnh. Lời văn Nghị luận có khi được tác giả trực tiếp bộc bạch tư tưởng, tình cảm, nỗi lòng của mình, …

3.  Đặc điểm của văn Nghị luận thời trung đại

Ngoài những đặc điểm chung vừa nêu, văn Nghị luận trung đại còn mang những đặc điểm cơ bản của thi pháp văn học trung đại. Từ những dữ liệu trong SGK Ngữ Văn 10 có tham chiếu đối sánh với công trình Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi tạm xác định hệ thống thi pháp văn học Việt Nam trung đại gồm các biểu hiện:
– Một là, cộng đồng văn học (gồm người viết văn và người đọc văn) quan niệm văn học phản ánh hiện thực và đời sống tâm hồn của con người thông qua hệ thống ước lệ dày đặc, phức tạp và nghiêm ngặt.  Ads: Thông tin tuyển sinh cao đẳng dược hà nộicao đẳng điều dưỡng vàtrung cấp y hà nội năm 2016
– Hai là, các thể loại văn học chưa được phân biệt tách bạch, văn sử triết bất phân.
– Ba là, cộng đồng văn học xem những cái thuộc về quá khứ là chuẩn mực. Tâm lí sùng cổ ấy dẫn đến hệ thống điển tích, thi liệu, … dày đặc trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. Nó cũng khiến cho các văn gia thi sĩ không chú trọng phát huy cái riêng và cá tính cá nhân.
àVăn Nghị luận trung đại vừa mang những đặc điểm của văn học trung đại vừa mang đặc điểm của văn Nghị luận như chúng tôi vừa trình bày.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *