Home / Tin tức / Tin giáo dục / Những điều học sinh cần biết khi làm bài văn đề mở phần 2

Những điều học sinh cần biết khi làm bài văn đề mở phần 2

Ra đề bài và làm bài là một trong những khâu quan trọng của nhà trường phổ thông. Ra đề bài làm văn thế nào cho hay, là cả một sự trăn trở của những nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học. Dù xoay xở thế nào thì cũng chỉ quẩn quanh những đề văn về tìm hiểu các tác phẩm văn chương, mở rộng ra một chút là các đề bài về nghị luận xã hội. Sự thiếu đổi thay và có phần máy móc này đã làm cho những đề bài làm văn trở nên xơ cứng mang tính chất công vụ, thầy và trò rất lúng túng trong việc ra đề bài và làm bài


1.     Sáng tạo nhưng không quá xa vời

Cái khó của dạng đề mở là không có định hướng cụ thể mà học sinh phải suy luận ra lời giải để nghị luận cho đúng hướng. Nắm vững kiến thức, cần phải ngẫm nghĩ cẩn trọng định hướng đúng để viết bài theo quỹ đạo. Là bài viết sáng tạo bay bổng nhưng quá trình nghị luận học sinh không được đi quá xa hoặc thoát ly định hướng.

Giáo viên và học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bàn luận rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy, một số học sinh chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai vốn được coi là phần quan trọng của bài văn nghị luận.

Học sinh cần chú ý khi làm bài

2.     Những điều cần chú ý khi ra đề văn mở cho học sinh

Việc ra đề bài văn mở, giáo viên cần chú ý những điểm “nóng”, những thông tin thời sự xã hội cập nhật mà mọi người đang quan tâm, những tình huống có vấn đề trong tác phẩm. Khi tham gia làm những đề bài này tạo hứng thú cho học sinh. học sinh sẽ tập trung tư duy, bày tỏ chia sẻ và bàn luận một cách sôi nổi dân chủ. Làm đề văn mở có tác dụng thực sự giúp các em có bản lĩnh tự tin hơn trong cuộc sống. Có khả năng sáng tạo bày tỏ những chứng kiến của mình, những vấn đề mà mình hằng quan tâm. Điều quan trọng là quá trình làm bài sẽ bồi dưỡng được kỹ năng sống và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh.

Đứng trước những tầng kiến thức rộng lớn về xã hội và văn chương, bởi vậy, yêu cầu học sinh phải luôn nỗ lực học tập, nắm bắt cuộc sống thì mới giải quyết được các vấn đề một cách thấu đáo và thuyết phục.

Trong bài làm, học sinh phải biết trình bày vốn hiểu biết đó một cách khoa học, lập luận chặt chẽ đúng đắn, lý lẽ sắc sảo hợp tình hợp lý, lời văn trau chuốt co dãn hài hoà, dẫn chứng đưa ra vừa tiêu biểu vừa thuyết phục cao

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *