Đề bài văn mở rất mới mang tính sáng tạo và tạo nhiều hứng thú cho thầy và trò trong học tập môn ngữ văn. Khi ra đề bài này giáo viên phải tư duy chiều sâu giàu liên tưởng tưởng tượng để có một sản phẩm hay tạo kích thích cho học sinh làm bài. Bằng sự đầu tư có hiệu quả của giáo viên, đề bài văn mở rất đa dạng phong phú xoay quanh hai lĩnh vực: đề bài nghị luận tác phẩm văn chương, đề bài về nghị luận xã hội. Nội dung như vậy nhưng cách thức ra đề thì rất đa dạng theo hướng mở
1. Tri thức của bản thân
Ở kiểu đề bài văn mở, học sinh qua những trải nghiệm của chính bản thân về tri thức văn chương và tri thức xã hội trình bày những hiểu biết , ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ của mình về các vấn đề xã hội và văn chương từ đó rút ra các bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Học sinh cần tập hợp tri thức cho mình
2. Sử dụng nhiều phương pháp
Để làm tốt kiểu đề bài này, học sinh không chỉ vận dụng tốt những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích bình luận, so sánh, bác bỏ… mà còn phải trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội. Làm bài văn đề mở, vừa giàu lí lẽ vừa nắm vững kiến thức thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng bỏ qua cá bước đi khác của quá trình lập luận.
3. Tầm quan trọng của văn nghị luận mở
Các kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi tuyển đại học, cao đẳng những năm gần đây, giáo viên và học sinh cần chú ý cách làm bài đối với dạng đề tổng hợp về các giá trị văn chương, về tư tưởng đạo lý có tính chất mở thường trái ngược nhau, chẳng hạn: nghệ thuật đối lập tương phản trong một tác phẩm văn chương, hoặc quyền lợi và nghĩa vụ, danh và thực, cho và nhận, trung thực và giả dối…Với dạng đề này, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng tổng hợp, xâu chuỗi đánh giá vấn đề.
Một vấn đề nữa cần thấy rằng: trình độ về tri thức của học sinh ngày càng nâng cao nhất là tri thức xã hội qua đài ,báo, mạng và các nguồn thông tin khác, các em nắm bắt các vấn đề xã hội nhạy bén hơn. Tuy nhiên, các vấn đề về xã hội nhân văn cũng rất phức tạp nên giáo viên trong quá trình dạy, ra đề và trả bài kiểm tra cần định hướng thanh lọc những kiến thức có ý nghĩa tích cực đối với xã hội còn những vấn đề tiêu cực phản nhân văn cần loại trừ.