Như vậy việc sử dụng câu hỏi có vai trò, ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch sử ở THPT, nó giúp học sinh nắm vững nội dung bài học; tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức.
Khi sử dụng câu hỏi cần lưu ý mấy điểm sau:
Thứ nhất, câu hỏi và bài tập phải vừa sức, đúng với từng đối tượng, không nên đặt câu hỏi quá khó, vượt khả năng tư duy của học sinh như đánh giá, nhận xét, phân tích…và cũng không quá đơn giản như ai lãnh đạo, chiến thắng nào, bao giờ, có hay không…Tránh tình trạng giáo viên chưa giảng, chưa trình bày sự việc cụ thể, học sinh chưa có một hiểu biết nào về sự kiện, hiện tượng lịch sử sẽ học mà đã đặt câu hỏi cho học sinh.
Cách đặt câu hỏi như vậy trái với đặc trưng của bộ môn, buộc học sinh phải nhìn vào SGK để trả lời chứ hoàn toàn không hiểu gì về câu hỏi mà giáo viên vừa nêu ra. Cách trị nám da mặt, mẹo trị nám tận gốc hiệu quả, đảm bảo trị sạch vết thâm nám, tàn nhang.
Thứ hai, mỗi giờ học chỉ nên sử dụng 5 – 7 câu hỏi. Sau mỗi chương cần có câu hỏi bài tập. Các câu hỏi của bài phải tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, có mối quan hệ logic chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề, nội dung, tư tưởng của bài.
Thứ ba, cần triệt để khai thác các loại câu hỏi trong SGK để lựa chọn nội dung, phương pháp thích hợp cho từng bài cụ thể. Sử dụng câu hỏi trong SGK kết hợp với câu hỏi được sáng tạo trong quá trình soạn giảng của giáo viên phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, đồng thời phát huy được tư duy, rèn luyện được các kĩ năng học tập của các em.