Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Những đề mẫu về văn nghị luận hiện tượng, đời sống

Những đề mẫu về văn nghị luận hiện tượng, đời sống

Văn nghị luận hiện tượng đời sống được xem như một dòng văn khá khó viết vì lượng kiến thức rất trừu tượng , để làm được dạng văn này yêu cầu học sinh phải có kiến thức xã hội và hiểu biết xã hội tốt, biết phân tích, tổng hợp và nhìn nhận được vấn đề cao. Dưới đây chính là những dạng đề mẫu về văn nghị luận hiện tượng đời sống


Đế 1: (đề thi tuyển sinh đại học năm  2010 – khối C) 

Như  một thứ a-xit vô hình, thói vô  trách nhiệm ở mỗi cá  nhân có thể ăn mòn cả  một xã hội.
Từ  ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay. 
*Các  ý chính:
+ Giải thích ý kiến:
– Về  nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội.
– Về  thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về  một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự: thói vô  trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó.
Học sinh cần có phương pháp làm văn hiệu quả
+ Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người:
– Tình thần trách nhiệm:
Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ  lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản : giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và các nhân với bản thân mình.
Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người; là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
– Thói vô trách nhiệm 
Thói vô trách nhiệm là một sự biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ý  thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.
Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại  đạo đức của con người; gây tổn hại hạnh phúc gia đình; gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội.
+ Bài học nhận thức và hành động:
– Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là  thước đo phẩm giá con người; không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực  đời sống.
– Cần  ý thức rõ tác hại và có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội. 
– Ads: Tìm hiểu cách dùng phấn hoa mật ong và mật ong hoa cà phê sao cho tốt nhất với sức khoẻ

Đề 2: (đề thi tuyển sinh đại học năm  2010 – khối D) 

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. 
*Các  ý chính:
+ Giải thích ý kiến:
– Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bên ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.
– Về  thực chất, đạo đức giả là lối sống giả  dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết.
+ Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả:
– Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả
Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong.
Dùng những hành động có v ẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
– Tác hại của bệnh đạo đức giả:
Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mỗi người dành cho mình.
Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị  đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường.
+ Bài học nhận thức và hành động
– Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trao dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực.
– Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói  đạo đức giả. 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *