Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Những dạng đề tham khảo về văn phân tích một nhân vật

Những dạng đề tham khảo về văn phân tích một nhân vật

Văn phân tích một nhân vật được xem là dạng văn khá dễ trong chương trình văn học THPT, tuy nhiên để có thể phân tích được thấu đáo nhân vật bao giờ cũng yêu cầu học sinh cần phải hiểu được nhân vật đó, chưa kể mỗi một tác phẩm thì hình tượng nhân vật lại có sự khác biệt rõ rệt và hướng đi, hướng phân tích cũng cần có sự thay đổi nhất định. Dưới đây chính là 2 dạng đề mẫu và dàn bài mẫu về văn phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học

Đề 1: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” – Kim Lân?

– Yêu cầu học sinh xác định luận điểm: Ở nhân vật bà cụ Tứ có ngoại hình xấu, có những phẩm chất tốt đẹp.
– Yêu cầu học sinh tìm dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm -> Gv củng cố, hình thành dàn bài cho học sinh.
* Phần mở bài và kết bài tương tự như dàn bài về Tràng
* Phần thân bài:
1/ Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng -> tội nghiệp, già nua, dáng đi hé mở cuộc đời lam lũ.
2/ Phẩm chất:
– Là một người mẹ nhân hậu, giàu lòng vị tha, bao dung, độ lượng:
+ Đối với con trai: thương con / lo cho con
+ Đối với con dâu: độ lượng chấp nhận người phụ nữ là dâu con trong nhà, thậm chí là hàm ơn / bà an ủi vỗ về nàng dâu
– Là người mẹ có niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng:
+ Động viên con “Ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời…..”
+ Cùng con dâu dọn dẹp quét tước nhà cửa
+ Vẽ ra viễn cảnh tương lai tươi sáng: bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau…+ Dáng vẻ lật đật, đon đả, tươi cười của bà cụ trong bữa cơm ngày đói đã giúp cho con có thêm niềm tin vào cuộc sống.
Cần hiểu được khắc họa nhân vật phù hợp
3/ Đánh giá về nhân vật:
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo
+ Thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, tính cách nhân vật chủ yếu được bộc lộ qua độc thoại nội tâm
+ Sử dụng bút pháp tả thực, ngôn ngữ sinh động, gần với đời sống tự nhiên
– Ý nghĩa hình tượng:
+ Qua nhân vật bà cụ Tứ, tác giả muốn ca ngợi hình ảnh của bao người mẹ Việt Nam giàu đức hi sinh
+ Hình ảnh bà cụ Tứ đã góp phần quan trọng làm cho tác phẩm trở thành một bài ca ca ngợi tình người -> thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Ngoài hai nhân vật trên, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích thêm nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm (ngoại hình và phẩm chất).

Đề bài 2: Phân tích nhân vật Việt trong đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi?

– Yêu cầu học sinh xác định luận điểm: Ở nhân vật Việt không có ngoại hình xấu, không có luận điểm số phận, chỉ có những phẩm chất tốt đẹp.
– Yêu cầu học sinh xác định luận điểm nhỏ và tìm dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm -> Gv củng cố, hình thành dàn bài cho học sinh.
* Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi: Là nhà văn gắn bó với người nông dân Nam Bộ nên được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ.
– Giới thiệu tác phẩm: “Những đứa con trong gia đình” được sáng tác vào năm 1966 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt nhất.
– Giới thiệu đối tượng nghị luận: Tác phẩm đã khắc họa thành công nhân vật Việt.
* Thân bài:
1/ Việt là một người giàu tình yêu thương:
– Yêu thương má:
+ Việt sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng và có mối thù sâu sắc với giặc Mĩ: ông nội và cha đều bị giặc giết, má Việt chết dưới bom đạn kẻ thù nên Việt cùng chị đã quyết tâm đi tòng quân để trả thù cho ba má. Ở Việt thù nhà gắn với nợ nước. Việc đăng kí đi tòng quân là xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ bổn phận chứ không phải theo phong trào “ý nghĩ đi bộ độ thôi thúc Việt”
+ Mặc dù má đã hi sinh nhưng trong tâm trí của Việt thì dường như má vẫn còn, vẫn về che chở,bảo ban hai chị em: Trong đêm ghi tên tòng quân hai chị em bàn tính thu xếp việc nhà “cả 2 chị em đều nhớ đến má…..”
+ Tình thương má được thể hiện trong khi hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm: hai chị em làm cơm cúng má để thể hiện lòng hiếu thảo / em trước chị sau khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm với một niềm kính trọng nhất / trong khi khiêng bàn thờ Việt vừa đi vừa như nói chuyện với má, Việt nghĩ là má sẽ hiểu được lòng mình “Nào chúng con đưa má sang ở tạm ……”
– Tình yêu thương đối với chị: được thể hiện rõ trong giây phút thiêng liêng khi hai chị em khiêng bàn thờ má sang ở tạm nhà chú Năm “nghe tiếng chân …..rõ như thế”
– Tình cảm đối với đồng đội: + Việt được mọi người trong đơn vị quý gọi là cậu Tư chứng tỏ tình cảm yêu mến của mọi người đối với Việt
+ Khi bị thương ở ngoài chiến trường Việt vẫn còn nhớ như in từng khuôn mặt, nụ cười của đồng chí: cái cằm nhọn hoắ của anh Tánh,…..
=> Việt là người giàu tình cảm.
2/ Là người vô tư, hồn nhiên, tính cách còn “trẻ con”:
+ Hay tranh giành với chị và lúc nào cũng đòi phần hơn.
+ Trước khi lên đường trong khi chị Chiến lung bung thu xếp việc nhà thì Việt lại vô lo vô nghĩ “sải chân ra giường/ chụp con đom đóm trong lòng bàn tay/ cười khì khì / ngủ quên lúc nào không biết”. Tất cả những điều chị Chiến tính toán Việt đều đồng ý hết
+ Khi vào chiến trường mặc dù chiến đấu rất dũng cảm nhưng Việt vẫn sợ sự vắng lặng, sợ bóng đêm, sợ con ma cụt đầu và thằng chỏng thụt lưỡi “Việt muốn chạy thật nhanh về níu chân anh Tánh…….”
=> Với 2 phẩm chất trên Việt toát lên vẻ đẹp đời thường.
3/ Phẩm chất anh hùng, dũng cảm, kiên cường:
– Hăng hái xung phong tòng quân mà không sợ gian khổ, hi sinh
– Trước khi lên đường chị Chiến có dặn: “Mầy với tao…….chặt đầu” thì Việt đã nói “Chị có bị chặt đầu thì chặt …..mới bị” -> câu nói giản dị, mộc mạc nhưng thể hiện quyết tâm rất cao, quyết là thù ba má chưa trả thì chưa về.
– Khi vào chiến trường Việt một mình hạ được xe bọc thép của giặc và bị thương nặng, lạc mất đồng đội nhưng Việt vẫn không rên rỉ, đau đớn mà vẫn kiên cường, luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: ngón tay cái lúc nào cũng chuẩn bị nổ súng / Việt còn lấy cùi tay đẩy người về phía có tiếng súng của quân ta đang chiến đấu.
-> Việt là chiến sĩ trẻ tuổi nhưng anh hùng.
3/ Đánh giá:
– Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
+ Tác giả đã khắc họa nhân vật qua nghệ thuật trần thuật độc đáo. Qua dòng hồi tưởng của Việt thì tính cách của Việt được bộc lộ.
+ Tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động và ngôn ngữ và cả độc thoại nội tâm
+ Ngôn ngữ, tính cách nhân vật mang đậm màu sắc Nam Bộ.
– Ý nghĩa của hình tượng:
+ Nhân vật Việt đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên miền Nam thời chống Mĩ.
+ Trong gia đình thì Việt là khúc sông chảy xa nhất. Qua nhân vật Việt tác giả muốn khẳng định mỗi gia đình mà biết kết hợp giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc thì sẽ tạo nên được sức mạnh to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
* Kết bài:
– Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật
– Tài năng và vị trí của Nguyễn Thi trong nền VHVN.
Tương tự nhân vật Việt giáo viên yêu cầu học sinh phân tích nhân vật Chiến trong đọan trích (chú ý ngoại hình và phẩm chất: giàu tình yêu thương má, thương em; đảm đang tháo vát; kiên cường, dũng cảm)
Các nhân vật khác trong các tác phẩm còn lại giáo viên cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý theo những ý chính trong dàn bài khái quát và dần dần sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng làm bài phân tích nhân vật.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *