Home / Tin tức / Tin giáo dục / Nêu câu hỏi đầu giờ học.

Nêu câu hỏi đầu giờ học.

Nêu câu hỏi đầu giờ học có 2 tác dụng lớn:

thứ nhất là nó xác định rõ ràng nhiệm vụ nhận thức của học sinh trong giờ học, thứ hai là hướng học sinh vào những kiến thức trọng tâm của bài, huy động cao nhất các hoạt động của các giác quan học sinh trong quá trình học tập: nghe, nhìn, kết hợp với tư duy có định hướng. Đương nhiên khi đặt câu hỏi, không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới trả lời được. Ví dụ khi dạy bài 17 “ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2.9.1945 đến trước ngày 19.12.1946”, vào đầu giờ học giáo viên đưa ra câu hỏi: “ Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta tiếp tục làm gì để bảo vệ nền độc lập và chính quyền vừa giành được?” Trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn tuân thủ trình tự cấu tạo của SGK song cần khai thác, nhấn mạnh giúp học sinh trả lời câu hỏi nêu trên. Sau khi dạy xong, phần cuối bài giáo viên mới quay trở lại yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trên. Đáp án mà học sinh cần trả lời được đó là “ nhân dân ta vừa xây dựng vừa bảo vệ chính quyền cách mạng”. Học sinh trả lời được tức là đã hiểu được kiến thức chủ yếu của bài.

hieu-ban-than-muon-gi1

Ví dụ, khi dạy mục 2 “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) ở Bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)”, giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề: Thắng lợi của ta trong đông xuân 1953 – 1954 buộc địch phải phân tán lực lượng ra nhiều nơi. Chúng quyết định xây dựng Điên Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, biến Điện Biên Phủ trở thành một “điểm hẹn lịch sử”. Vậy tại sao chiến dịch lịch sử đựơc xem là chiến dịch lịch sử có tính chất quyết định trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Các em cùng tìm hiểu. Cách trị nám da mặt, mẹo trị nám tận gốc hiệu quả, đảm bảo trị sạch vết thâm nám, tàn nhang.

         Một ví dụ khác, khi dạy bài 19 “Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953)” sau khi giới thiệu khái quát qua về giai đoạn 1951 – 1953 của cuộc kháng chiến, giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao nói đây là giai đoạn quan trọng chuẩn bị cho thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 – 1954? Để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải chú ý nghe giảng, tích cực trong quá trình học tập để hiểu rõ bản chất của vấn đề đặt ra.

 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *