Home / Khoá học luyện thi / Một số hệ thống câu hỏi hay trong môn lịch sử

Một số hệ thống câu hỏi hay trong môn lịch sử

Ví dụ:

– Khi dạy bài 16 – Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa cách Tháng Tám ( 1939- 1945)

      + Câu hỏi nhận thức: Tại sao khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng ta quyết định Tổng khởi nghĩa dành chính quyền trong toàn quốc?

      + Câu hỏi gợi mở: Chủ trương khởi nghĩa vũ trang đề ra trong hội nghị TW lần thứ VIII ( tháng 5- 1941) là gì? Các yếu tố nào ( về thời cơ cách mạng ) đã xuất hiện đầy đủ ở nước ta lúc bấy giờ chưa?

diem-chuan-lop-10-31

   * Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết  quả đó và ý nghĩa lịch sử của sự kiện với dạng câu hỏi này cũng dùng cho đối tượng hoạ sinh yếu kém để  các em tự phát hiện và chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản và giúp các em hoạt động liên tục trong quá trình học tập.

     – Lịch sử chính là quá trình phát triển liên tục, đan xen nhau giữa các sự kiện hoặc một hiện tượng hay một quá trình lịch sử nào đó. Cần cho học sinh thấy rõ được kết quả của sự vận động đó, nguyên nhân thắng lợi hay  thất bại và ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển lịch sử.

Ví dụ:

– Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp 1789 -1794 (lịch sử 11-Nâng cao trang 21).

– Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3.2.1930 (Lịch sử 12 trang 89).

– Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945.(lịch sử 12 trang 119).

   Để trả lời những câu hỏi này, học sinh dựa vào SGK để trả lời bằng ngôn ngữ của mình chứ không lặp lại sách giáo khoa .

   * Loại câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử này với sự kiện, hiện tượng lịch sử khác mà các em đã học . Đây là loại câu hỏi khá khó đối với học sinh  ( Ưu điểm của loại câu hỏi này là vừa giúp cho học sinh cũng cố ôn tập lại kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới và áp dụng khi hoạt động thảo luận nhóm để các em bổ trợ kiến thức cho nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề.

Ví dụ:

  – So sánh hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của chính sách cộng sản thời chiến với chính sách kinh tế mới của Lê Nin và Đảng Bôn sê vích.(lịch sử 11 trang 52 – 53).

 –  Khi học bài 22 “ Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước

( 1965 – 1973)” ( Lịch sử 12 trang 173) Có câu hỏi : Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam có điểm gì giống nhau và khác nhau?

   – Khi dạy bài 14 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( Lịch sử 11 trang 74) có câu hỏi so sánh sự giống nhau và khác nhau trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 .

* Câu hỏi có tính chất phân tích, nhận định, đánh giá: Loại câu hỏi này bắt đầu một mục hoặc đang trình bày một vấn đề, hay nội dung dẫn dắt, kết luận:

Ví dụ:

 – Khi giảng phần 2 của Mục I trong bài 17: “Chiến tranh thế giới lần hai ( 1939- 1945)” Sách giáo khoa lịch sử 11, trang 106. Trong mục 2 có sự kiện: “Liên Xô và Đức ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau (23-8-1939)”. Giáo viên đặt câu hỏi:

Tại sao Liên Xô kí hiệp ước không xâm phạm với Đức? Tại sao Phát xít chấp nhận điều này?

       – Khi dạy bài 15 “Phong trào dân chủ 1936-1939” (Sách giáo khoa lịch sử 12, trang 98). Khi nói đến chủ trương của Đại Hội Quốc Tế lần thứ VII(1935)….Trong tình hình chuyển biến như trên (Về yêu cầu cách mạng Thế Giới và phong trào cách mạng nước Pháp). Câu hỏi:

    Đảng ta có thể vẫn giữ chủ trương đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến được không? Nếu tiếp tục chủ trương đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

 Hai câu hỏi trên sẽ giúp học sinh hiểu được nhận định của Đảng lúc bấy giờ.

Tóm lại :Các loại câu hỏi nêu trên tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh, giúp cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử phát hiện ra nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của một sự kiện hay một quá trình lịch sử. Những câu hỏi đó giáo viên vận dụng nhuần nhuyễn trong các tiết dạy không chỉ cho các em biết được các sự kiện mà đi sâu hiểu bản chất của sự kiện, nó không chỉ đòi hỏi học sinh nhớ các sự kiện lịch sử cơ bản mà phải suy nghĩ nhận thức sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử .

 

 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *