Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào?

Làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào?

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Giới thiệu chung:

Chiếm 2/10 điểm

Viết 200 chữ

Yêu cầu với một bài viết:

Vẻ đẹp về cấu trúc: Đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài

Cường độ của cảm xúc: Trong bài viết phải nêu được “cái tôi” – cảm xúc, quan điểm cá nhân trước hiện tượng

Chiều sâu của tư duy: Mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, hợp lý

Yêu cầu của đề đưa ra:

Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài

Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đưc xã hội và luật pháp quốc tế.

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu vấn đề

Thân bài: Giải quyết vấn đề

Miêu tả: Tái hiện lại hiện tượng một cách ngắn gọn nhất

Bàn luận:

Tác động: Tốt hoặc xấu / Tích cực hoặc tiêu cực

Nguyên nhân: Chủ quan và khách quan

Kết bài: Giải pháp, liên hệ bản thân.

Ví dụ thực hành:

VD1: “Có thể nói con đường tư dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!” – Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh

Anh/Chị có suy nghĩ gì về vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay? Là thế hệ tương lai của đất nước, anh/chị sẽ làm gì để góp phần giải quyết vấn nạn này?

Mở bài: Một vấn đề được xã hội quan tâm

Thân bài:

Miêu tả:

Thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Một vấn đề đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ => Dẫn chứng số liệu, dẫn chứng,…

Bàn luận:

Tác động:

+ Xấu đến sức khỏe người tiêu dùng: ngộ độc thực phẩm, ung thư, tử vong hay cả những thế hệ sau, tương lai lâu dài

+ Mất niềm tin của người tiêu dùng, giảm uy tín của những người bán hàng chân chính – con sâu làm giàu nồi canh

Nguyên nhân:

+ Lòng tham ( lợi nhuận), sự ích kỉ, sự thiếu hiểu biết và một phần từ chính yêu cầu người tiêu dùng ( ham đồ rẻ, thích mẫu mã…)

+ Các cơ quan chức năng chưa đủ nguồn lực, chưa đủ chế tài để quản lý, xử phạt

Kết bài:

Thay đổi nhận thức và ý thức người bán hàng, đề cao chất lượng hơn lợi nhuận, trang bị kiến thức cho người mua hàng

Đấu tranh phê phán và xử lý nghiêm những người cố tình vì lợi nhuận mà làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm

VD 2: “Thừa thầy thiếu thợ đang là vấn đề nan giải đối với cơ cấu lao động ở nước ta”. Anh/ chị có suy nghĩ gì về hiện tượng này?

Mở bài:

Thân bài:

Miêu tả:

Thực trạng thừa sinh viên đại học, cao đẳng

Thiếu thợ lành nghề, có tay nghề cao

Bàn luận:

Tác động:

+ Lãng phí; nguồn lao động, chỗ thừa, chỗ thiếu

+ Gánh nặng lên gia đình, xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước

 

Nguyên nhân:

+ Nhận thức chưa đúng đắn về nghề nghiệp ( thường coi thường những công việc chân tay…)

+ Việc hướng nghiệp ở trường phổ thông còn kém

+ Chưa gắn đào tạo với thực tế cuộc sống

Kết bài:

Nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của thầy và thợ

Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp

Gắn kết giữa nhu cầu với chương trình  đào tạo.

Nghị luận về tư tưởng, đạo lý:

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu vân đề

Thân bài: Giải quyết vấn đề:

Giải thích: Từ ngữ => Ý nghĩa => Đánh giá ban đầu

Bàn luận:

Đặt ý nghĩa nêu ở phần giải thích là A, trình bày theo cách triển khai:

Nếu A thì B

Nếu không A thì C

Nêu dẫn chứng cụ thể, mở rộng và nâng cao nguyên nhân,…

Kết bài: giải pháp, liên hệ bản thân.

Ví dụ thực hành: Có công mài sắt có ngày nên kim

Mở bài: Kho tang tục ngữ, lời khuyên của ông cha …

Thân bài:

Giải thích:

Từ ngữ: sắt…kim…mài…

Ý nghĩa: lòng kiên trì

Đánh giá ban đầu: đúng đắn

Bàn luận:

Nếu có lòng kiên trì thì…

Nếu không có lòng kiên trì thì…

Thiếu kiên trì thường xuất phát từ…

Kết bài: Ngợi ca lòng kiên trì, nghiêm khắc rèn luyện bản thân.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *