Khi khai thác và sử dụng bản đồ, lược đồ phản ánh một biến cố, sự kiện nào đó không thể thiếu việc lược thuật hay tường thuật của giáo viên hoặc học sinh, điều đó làm bài học trở nên sinh động, chân thực, khơi dậy những cảm xúc lịch sử cho các em. Những sự kiện lịch sử được tường thuật sẽ tạo ra cảm giác cho các em như đang tham gia hay chứng kiến diễn biến một sự kiện lịch sử.
Ví dụ: khi dạy học mục 2 “Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950” ( Bài 18) đối với các lớp có học lực khá giỏi, thời gian cho phép, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu lược đồ Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 kết hợp với SGK để trả lời các câu hỏi gợi mở do giáo viên đặt ra. Sau khi học sinh tìm hiểu, giáo viên yêu cầu một em lên bảng lược thuật, giáo viên và các bạn ở dưới bổ sung. Còn đối với đối tượng học sinh học trung bình hoặc thời gian bài học không cho phép, giáo viên nên giới thiệu khái quát lược đồ, tường thuật ngắn gọn rồi cho các em trao đổi. Ví dụ, khi tường thuật diễn biến của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, giáo viên nên sử dụng lược đồ, sau đó giới thiệu khái quát về bản đồ cũng như các kí hiệu và đưa ra các câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về địa bàn chiến dịch và lực lượng quân địch tại đây? Với câu hỏi này học sinh sẽ xác định được địa bàn chiến dịch cũng như hiểu được nhiệm vụ của chiến dịch. Sau đó giáo viên sử dụng lược đồ kết hợp với tài liệu tham khảo, tranh ảnh, đàm thoại để trình bày diễn biến của chiến dịch biên giới, trong đó tập trung vào tường thuật hoặc lược thuật trận Đông Khê:
Biên giới Việt – Trung là một dải núi rừng từ tây đến đông bắc Bắc bộ. Đường quốc lộ chiến lược dài 300 km qua các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Tại đây địch có 11 tiểu đoàn và 9 đại đội, trong có có 4 tiểu đoàn Âu Phi làm lực lượng cơ động. Ngày 25.7.1950, Đảng ủy mặt trận được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm bí thư, Bộ chỉ huy chiến dịch do đồng chí Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy kiêm trưởng chính ủy, đồng chí Trần Đăng Ninh làm chủ nhiệm Tổng cục cung cấp trực tiếp bộ máy hậu cần chiến dịch… Cách trị nám da mặt, mẹo trị nám tận gốc hiệu quả, đảm bảo trị sạch vết thâm nám, tàn nhang.
Đầu tháng 8.1950, đồng chí tổng tư lệnh cùng cơ quan Bộ chỉ huy lên đường ra mặt trận. Do tính chất quan trọng của chiến dịch, Bác Hồ cũng đi kiểm tra tình hình chuẩn bị mặt trận. Ở đây giáo viên nên sử dụng bức tranh “Bác Hồ quan sát mặt trận biên giới” và Hình 49 (SGK) “Bác Hồ đi thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới thu – đông 1950” kết hợp với bài thơ của Người:
“Chống gậy lên non xem trận địa,
Vạn trùng núi đõ vạn trùng mây.
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu,
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.”
(Bản dịch của Xuân Diệu)
Tiếp đó giáo viên giới thiệu về hệ thống phòng ngự trên đường số 4 với các địa danh: Đình Lập, Lạng Sơn, Na Sầm, Thất Khê, Cao Bằng.
Đến đây giáo viên dừng lại hỏi học sinh: “Tại sao ta quyết định đánh Đông Khê mở đầu chiến dịch?”
Sau khi trao đổi, đàm thoại, giáo viên bổ sung và nhấn mạnh các ý chính: “Giữa Đông Khê và Cao Bằng, nếu đánh Cao Bằng thì sẽ đụng đầu với các lực lượng mạnh của địch, hệ thống phòng ngự vững chắc, muốn đánh thắng phải tốn nhiều xương máu. Đồng thời nếu đánh Cao Bằng, địch sẽ rút tất cả các cứ điểm tương đối yếu (có 1 tiểu đoàn) nhưng lại là vị trí trọng yếu, mất Đông Khê, địch phải cho quân ứng cứu, Cao Bằng phải rút chạy, ta có cơ hội tiêu diệt quân tiếp viện và quân rút chạy của địch nữa, Đông Khê ở xa Hà Nội, nếu địch tiếp viện cũng mất nhiều thời gian, vì vậy ta quyết định đánh Đông Khê.
Tiếp đó giáo viên dựa vào biểu đồ yêu cầu học sinh chú ý theo dõi, tường thuật sự kiện 16.9.1950:
Đứng trên núi cao nhìn xuống đồn Đông Khê như một tuần dương hạm khổng lồ giữa biển xanh biên giới. Đông Khê nằm giữa đường số 4, cách Cao Bằng 45km, cách Thất Khê 24km, xung quanh có vị trí kiên cố, đóng trên đồi cao như một bức tường vững chắc bao bọc. Đồn Đông Khê có hàng chục lô cốt thấp sát mặt đất, nắp dày trên 1 mét, có hầm ngầm, tường cao, dây thép gai xung quanh. 6 giờ sáng ngày 16.9.1950, đạn pháo ta nổ vang trên cứ điểm Đông Khê. Trận đánh mở màn chiến dịch bắt đầu. Sau những cuộc chiến ác liệt, quân ta chiếm được các vị trí xung quanh, nhưng đợt thứ nhất tấn công lên đồi cao không thành. 17 giờ ngày 17.9.1950, các chiến sĩ ta tấn công lần thứ hai lên đồi cao. Phía tây là đại đội bộc phá Trần Cừ, phía đông là đại đội La Văn Cầu cùng xung phong mở đường cho xung kích tiến lên.
Mũi nhọn do Trần Cừ chỉ huy tiến lên mở hàng rào nhưng bị đại bác của địch chặn đứng mọi đợt xung phong. Bốn chiến sĩ xông lên đều bị thương vong, cả mũi nhọn nằm ùn lại phía trước mũi súng của kẻ thù. Súng vừa ngớt thì một toán địch từ hầm ngầm xông ra phản kích, Trần Cừ bị trúng đạn vào ngực trong khi lô cốt địch vẫn không ngừng nhả đạn. Trời đã sáng rõ, xung kích vẫn chưa lọt vào được, mọi người đều lo lắng. Lúc này, Trần Cừ cố lê người sát lô cốt, anh lại bị thương lần nữa song vẫn cố nhoài người lên rồi gục xuống và lấy hết sức dùng thân mình bịt lỗ chấu mai địch. Hỏa lực của địch ngừng lại và xung kích liên tiếp xông lên. Lời hô: “noi gương Trần Cừ, trả thù cho Trần Cừ” vang lên, các chiến sĩ như nước vỡ bờ, các tổ 3 người tràn vào, nhanh chóng tiêu diệt lô cốt. 7 giờ sáng hôm sau, quân địch trong chiến hầm cố thủ cuối cùng vẫn ngoan cố chống cự. Một quả bộc phá đánh sập chiếc hầm ngầm vững chắc đó, những tên chỉ huy run sợ chui ra hàng. Sau hơn 2 ngày đêm chiến đấu dũng cảm quân ta đã hoàn toàn giành thắng lợi ở trân Đông Khê.
Đến đây, giáo viên hỏi học sinh: “Chiến thắng Đông Khê có ý nghĩa như thế nào?”
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại: Chiến thắng Đông Khê chứng tỏ nghệ thuật chỉ đạo quân sự tài tình của Đảng, đánh dấu bước tiến mới về trình độ đánh công kiên của bộ đội ta, cổ vũ khí thế lập công trên khắp mặt trân, thể hiện tinh thần dũng cảm trong chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam. Tướng Aliuc chỉ huy đồn Đông Khê đã phải thốt lên: “ chúng tối chưa bao giờ gặp phải một đối phương dũng cảm như vậy, thật là kì diệu.”
Đúng như dự định của ta về kế hoạch “điệu hổ li sơn”, Đông Khê bị tiêu diệt, hệ thống phòng ngự trên đường số 4 như một con rắn bị gãy khúc. Địch núng thế tìm cách rút khỏi Cao Bằng song muốn rút phải tiếp viện. Ngày 30.9.1950, binh đoàn Lơpagiơ từ Thất Khê lên yểm hộ cho quân từ Cao Bằng về. Ngày 3.10.1950, binh đoàn Sác tông rút khỏi Cao Bằng. Đoán trước ý định của địch, ta bố tri quân kiên nhẫn chờ chúng đến tiêu diệt. Địch rất thận trọng tránh dường quốc lộ, đi tắt đường rừng song chúng vẫn lọt vào trận địa của ta. Quân ta chặn đánh địch, chia cắt chúng, khiến cho 2 cánh quân này không liên lạc được với nhau. Sau 10 ngày chiến đấu, đại bộ phận lực lượng của địch từ Cao Bằng về và từ Thất Khê lên đều bị tiêu diệt. Bọn còn lại chạy vào rừng cũng bị truy kích. Sác tông và Lơpagiơ không gặp được nhau để tiếp ứng nhau, mà lại gặp nhhau trên đường vào nhà giam của ta. Thất bại nặng nề, địch vội và rút luôn các cứ điểm còn lại trên đường số 4.
Ngày 22.10.1950, chiến dịch Biên giới kết thúc hoàn toàn tháng lợi.
Đến đây giáo viên có thể hỏi học sinh: “Em hãy so sánh cách đánh trong chiến dịch Biên giới với chiến dịch Việt Bắc?” Giáo viên để học sinh phát biểu, sau đó nêu các đặc điểm chính và khẳng định sự lớn mạnh của quân đội ta sau chiến dịch.