Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý dạng đề phân tích nhân vật

Hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý dạng đề phân tích nhân vật

Dạng đề bài phân tích nhân vật không còn là những dạng đề khó khăn, tuy nhiên để có thể làm được chuẩn xác nhất thì bản thân học sinh cần có những phương pháp học, đọc hiểu tác phẩm một cách thấu triệt và hiểu được tác phẩm


Phân tích nhân vật nói chung:

Trong tác phẩm truyện, nhân vật chiếm vị trí quan trọng nhất nhằm thể hiện ý đồ tư tưởng của nhà văn và tư tưởng chủ đề tác phẩm. Do đó, phân tích nhân vật là một trong những con đường quan trọng để tiếp cận, khám phá tác phẩm.
      a/ Trước khi đi vào ôn tập những nhân vật cụ thể của các tác phẩm thì giáo viên cần phải định hướng cho học sinh cách làm bài chung về dạng đề này. Dạng bài phân tích nhân vật các em đã được học ở THCS. Giáo viên khái quát lại những luận điểm chính khi làm bài:
* Mở bài: – Giới thiệu tác giả, tác phẩm; – Giới thiệu nhân vật cần nghị luận
* Thân bài:
– Ngoại hình (nếu có): ngoại hình xấu/đẹp -> suy nghĩ của em về ngoại hình của nhân vật.
– Số phận (nếu có): Đối với những tác phẩm trong chương trình lớp 12 thì chủ yếu là nhân vật có số phận bất hạnh. Khi đó thì cần chú ý đến số phận khi còn nhỏ, khi trưởng thành (đời sống vật chất và tinh thần).
– Phẩm chất: các nhân vật đều có phẩm chất. Học sinh cần khái quát được phẩm chất của nhân vật trong từng tác phẩm.
– Đánh giá:
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật
+ Ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
* Kết bài:
– Đánh giá vẻ đẹp, sức sống của nhân vật trong văn học
– Tài năng, vị trí của nhà văn.
Biết cách học giúp học sinh học dễ hơn

 Ví dụ cụ thể:

Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12 –tập 2)?
– Yêu cầu học sinh xác định luận điểm: Ở nhân vật Mị có ngoại hình đẹp, có số phận bất hạnh, có những phẩm chất tốt đẹp.
– Yêu cầu học sinh tìm dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm -> Gv củng cố, hình thành dàn bài cho học sinh.
* Mở bài: – Tô Hoài là nhà văn viết rất thành công về đề tài miền núi
– Hoàn cảnh st của tp: Là kết quả của chuyến đi 8 tháng, Tô Hoài cùng với bộ đội giải phóng lên Tây Bắc…Tác phẩm được giải Nhất của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955.
– Trong tác phẩm, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Mị.
* Thân bài:
1/ Ngoại hình: Mị là một cô gái xinh đẹp. Ngoại hình của Mị không được miêu tả trực tiếp mà được gợi lên qua chi tiết “Trai làng đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” -> Với ngoại hình ấy Mị xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
2/ Số phận: bất hạnh
– Sinh ra trong một gia đình nghèo: cha mẹ lấy nhau không có tiền cưới, phải vay bạc nhà giàu đến khi mẹ Mị chết mà vẫn không trả được nợ, để rồi người ta bắt Mị về làm dâu gạt nợ.
– Khi làm dâu nhà thống lí: Mị bị đầy ải về cả thể xác lẫn tinh thần:
+ Thể xác: Làm việc quần quật như trâu ngựa “ Tết đến thì giặt đay xe đay,……cài một bó tay ở cánh tay để tước thanh sợi”-> Mị như một công cụ lao động, bị thống lí Pá Tra bóc lột hết sức lao động.
Mị còn bị đánh đập rất dã man: Đêm tình mùa xuân Mị đang chuẩn bị đi chơi thì nó đi đâu về. Thấy thế nó liền trói Mị vào cột “trói Mị bằng một thúng sợi ……..”. Không những thế, khi Mị ngồi bóp thuốc cho A Sử vì mệt quá nên đã ngủ thiếp đi vậy mà A Sử liền đạp vào mặt Mị. Trong những đêm đông trên núi cao dài và buồn Mị trở dậy thổi lửa hơ tay, có những đêm A Sử đi chơi về đã vô cớ đánh Mĩ ngã gục xuống cửa bếp -> Mị là nạn nhân của xã hội vô nhân đạo. Thằng A Sử – chồng Mị đã coi Mị như một nơi để thỏa mãn thú tính của mình.
+ Tinh thần: Về làm dâu nhà thống lí càng ngày Mị càng không nói “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” “Mị tưởng mình là con trâu con ngựa” -> với nghệ thuật so sánh vật hóa tác giả đã làm nổi bật thân phận vật của Mị. Câu văn “Ở lâu trong……” thật xót xa bởi nó cho thấy Mị bị đầy ải như thế nào khi ở nhà thống lí
Căn buồng Mị ở “kín mít ……..” – là một thứ ngục thất giam hãm tinh thần của Mị, nó giết chết tuổi trẻ, tình yêu, tự do ở Mị. Ngồi trong căn buồng ấy Mị dường như mất hết ý niệm về thời gian, không gian, mất hết tri giác về cuộc sống.
=> Mị bị áp bức bóc lột về cả thể xác lẫn tinh thần.
3/ Phẩm chất:
– Tài thổi sáo “Mị uốn chiếc ……”
– Yêu tự do, trẻ trung yêu đời: Trước khi về làm dâu nhà thống lí, mùa xuân nào Mị cũng đi chơi, Mị cũng đã có người yêu. Mị đã xin cha đừng gả con cho nhà giàu
– Mị biết lao động, chăm chỉ lao động và rất hiếu thảo: Mị sẵn sằng cuốc nương làm ngô trả nợ cho cha. Khi bị bắt làm dâu nhà thống lí Mị đã định ăn lá ngón tự tự nhưng vì thương cha nên Mị đã không chết.
– Đặc biệt Mị là một cô gái có sức sống tiềm tàng:
+ Khi mới về làm dâu nhà thống lí: Máy tháng đêm nào Mị cũng khóc/ định ăn lá ngón tự tử
+ Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy: Phân tích sự hồi sinh tâm hồn của Mị:
Sự tác động của ngoại cảnh
Tiếng sáo tác động đến Mị nên tâm hồn của Mị dần dần được hồi sinh: tiếng sáo ở đầu núi, Mị thấy thiết tha bổi hổi, Mị nhẩm thầm theo bài hát của người đang thổi. Tiếng sáo đầu làng, Mị uống rượu ừng ực từng bát/ thấy nhớ quá khứ “ngày xưa Mị thổi sáo giỏi…..” / Mị ý thức được hiện tại, ý thức được quyền sống “Đã từ nãy Mị thấy …..Mị thấy mình còn trẻ……chỉ thấy nước mắt ứa ra. Tiếng sáo gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngoài đường. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị thì Mị đã quấn lại tóc, lấy váy hoa…..A Sử trói Mị rất đau mà Mị vẫn không hề biết, sau đó cứ lúc mê lúc tỉnh lúc tình thì thấy mình không bằng con ngựa, lúc mê thì thấy nồng nàn tha thiết nhớ -> chứng tỏ sức sống, khao khát sống đã trỗi dậy mạnh mẽ trong Mị.
+ Trong đêm mùa đông: Lúc đầu Mị thản nhiên “A Phủ là cái xác chết …..hơ tay” -> nhìn thấy “dòng nước mắt bò xuống …..” thì Mị mới nghĩ đến tình cảnh của mình -> nhận ra chúng nó thật độc ác, thương A Phủ -> cắt dây trói cho A Phủ -> chạy theo A Phủ đến Phiềng Sa -> Hành động cắt dây trói chứng tỏ sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của nhân vật….
4/ Đánh giá:
– Nghệ thuật:
+ Khắc họa nv Mị tác giả đã sử dựng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm lí nhân vật chủ yếu được thể hiện qua nội tâm. Tô Hoài đã diễn tả được những trạng thái tâm lí rất phức tạp, tinh tế của Mị.
+ Ngôn ngữ phong phú, sinh động
+ Chi tiết giàu sức gợi
– Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Mị: qua nv nhà văn thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tp. Tô Hoài đã thể hiện niềm xót thương đối với những người lao động miền núi; đồng thời ca ngợi những phẩm chất của họ, nhà văn thể hiện niềm tin vào sức sống của người lao động là dù có bị áp bức như thế nào thì họ vẫn có sức sống vươn lên. Tác giả còn lên án bọn chúa đất miền núi độc ác, vô nhân tính,….
Khi giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành dàn ý về nhân vật Mị xong giáo viên yêu cầu học sinh dựa trên dàn bài về nhân vật Mị tự lập dàn ý cho đề “Phân tích nhân vật A Phủ” trong đoạn trích. Sau đó giáo viên củng cố dàn bài cho học sinh (ở nhân vật A Phủ trọng tâm làm nổi bật số phận và phẩm chất như khỏe mạnh, lao động giỏi; gan góc, cương trực; có sức sống mạnh mẽ)

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *