Home / Đề thi THPT Quốc gia / Môn văn học / Hướng dẫn cách làm văn nghị luận về giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm

Hướng dẫn cách làm văn nghị luận về giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm

Văn nghị luận về giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm là dạng văn tương đối khó đối với học sinh THPT, để làm được dạng văn này yêu cầu các em không chỉ cần có sự cảm thụ văn học tốt mà còn cần có quá trình tổng hợp, bao quát được mọi vấn đề, quan trong hơn cả là các em phải hiểu được các giá trị trong tác phẩm để có thể giới thiệu nổi bật được chúng. Dưới đây chính là một số phương pháp và dạng đề mẫu về căn nghị luận giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm mà học sinh cần chú ý. 


1. Dàn bài khái quát:

* Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu giá trị cần nghị luận (giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo)
* Thân bài:
– Vài nét về giá trị của tác phẩm: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo là những tiêu chí về nội dung để đánh giá một tp văn học
+ Giá trị hiện thực là khả năng phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống xã hội
+ Giá trị nhân đạo là tình cảm, thái độ của nhà văn dựa trên những nguyên tắc, đạo lí làm người mang tính chuẩn mực và tiến bộ của thời đại. Biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo là nhà văn thể hiện thái độ thương cảm của mình đối với những số phận bất hạnh; lên án những thế lực tàn bạo; ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người; và hướng nhân vật đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phương pháp học văn hợp lý giúp học sinh hiểu tác phẩm hơn
– Biểu hiện của các giá trị nội dung trong tác phẩm cụ thể:
+ Giá trị hiện thực: tác phẩm phản ánh xã hội với những mâu thuẫn, tầng lớp nào
+ Giá trị nhân đạo: Nhà văn xót thương cảm thông với nhân vật của mình như thế nào / Tố cáo thế lực tàn bạo ra sao / Ngợi ca phẩm chất con người  /  Mở ra cuộc sống tương lai mới cho nhân vật của mình hay không? (lấy dẫn chứng chứng minh)
– Đánh giá: các giá trị đó có kế thừa văn học truyền thống hay không? Có gì là mới mẻ?
* Kết bài: – Khẳng định sức sống của tp/ Vị trí của nhà văn trong nền VH dân tộc.

2. Những ví dụ cụ thể:

Đề bài: Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều này?
* Mở bài: 
– Giới thiệu Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
– Giới thiệu đối tượng nghị luận: Tác phẩm phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội miền núi và thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo.
* Thân bài:
1/ Giá trị hiện thực:
2.1/ Vài nét về giá trị hiện thực (ở dàn bài khái quát)
2.2/ Biểu hiện: Ngòi bút hiện thực của Tô Hoài toàn diện và sâu sắc khi tác giả phản ánh được bộ mặt của xã hội miền núi Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 ở cả 2 phương diện là đời sống của giai cấp thống trị và đời sông của những người lao đông nghèo khổ bị áp bức bóc lột:
– Đời sống của giai cấp thống trị mà đại diện ở đây là Pá tra và A Sử: (dẫn chứng chứng minh sự tàn bao, độc ác của cha con thống lí)
– Tác phẩm đi sâu phản ánh đời sống của người dân bị áp bức trên cả hai phương diện là: sự tăm tối đến nghẹt thở và quá trình vùng dậy đấu tranh:
+ Sự tăm tối của cuộc sống con người: số phận của Mị và A Phủ
+ Quá trình vùng dậy đấu tranh: Mị cắt dây trói cho A Phủ và 2 người chạy đến Phiềng Sa……
2/ Giá trị nhân đạo:
2.1/ Vài nét về giá trị nhân đạo (như đề khái quát)
2.2/ Biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo trong tp:
– Nhà văn cảm thương, xót xa với những người lao động miền núi:
+ Cảm thương với số phận bất hạnh của Mị: Mị phải bắt làm dâu gạt nợ và bị đầy ải về thể xác và tinh thần
+ Cảm thương với số phận bất hạnh của A Phủ: A Phủ mồ côi từ nhỏ / lớn lên bị bán đổi / vì đánh A Sử nên bị bắt làm nô lệ cho nhà thống lí. A Phủ làm việc quần quật / trói vì làm mất bò.
-> Qua số phận của Mị và A Phủ nhà văn đã thể hiện thái độ xót xa thương cảm của mình đối với những người lao động miền núi.
– Nhà văn còn lên án bọn chúa đất miền núi, mà đại diện là cha con thống lí Pá Tra: Sức tố cáo được thể hiện qua việc nhà văn tập trung miêu tả hành động dã man của cha con thống lí: hành động xử kiện của Pá Tra, hành động A sử đánh Mị -> hành động vô nhân tính.
– Nhà văn ngợi ca sức sống của người dân lao động miền núi: Sức sống tiềm tàng của Mị và A Phủ:
+ Sức sống tiềm tàng của Mị: khi mới về làm dâu / trong đêm tình mùa xuân / trong đêm mùa đông MỊ cắt dây trói cho A Phủ.
+ Sức sống của A Phủ: Được thể hiện rõ khi A Phủ được Mị cắt dây trói. A Phủ đã quật sức vùng lên chạy khi biết cái chết đang đến gần.
– Nhà văn còn mở ra một tương lai tươi sáng cho nhân vật khi để Mị cắt dây trói cho A Phủ và hai người đã đến Phiềng Sa trở thành vợ chồng và đi theo cách mạng, có một cuộc đời tốt đẹp hơn.
2.3/ Đánh giá: Giá trị nhân đạo của tp vừa có sự kế thừa giá trị nhân đạo trong VH truyền thống, vừa mang tinh thần của thời đại – thời đại cách mạng tháng 8. Nhà văn đã có cái nhìn mới về vai trò của nhân dân lao động, đã phát hiện ra khả năng cách mạng của họ.
* Kết bài: – Sức sống của tp và vị trí của nhà văn.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề giá trị nhân đạo tong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý cho đề bài giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” với những luận điểm tương tự. Sau khi học sinh trình bày, giáo viên sẽ củng cố và hình thành dàn ý cho học sinh.

Đề bài: Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu?

* Mở bài: – Giới thiêu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Thân bài:
1/ Vài nét về giá trị nhân đạo (ở dàn bài khái quát)
2/ Biểu hiện cụ thể:
– Nhà văn có cái nhìn thương xót cảm thông đối với nhân vật người đàn bà và người đàn ông:
+ Nhà văn thương cảm, xót xa đối với người đàn bà. Người đàn bà có số phận bất hạnh (còn nhỏ; khi lấy chồng thì cuộc sống lại nghèo khó, bị đánh đập, bị giày vò về tinh thần)
+ Nhà văn có cái nhìn cảm thông đối với người đàn ông: Nhà văn hiểu rằng anh ta chính là nạn nhân của hoàn cảnh, là nạn nhân của sự nghèo đói. Xưa là người hiền lành nhưng do nghèo, thuyền chật nên “cứ lúc nào lão thấy khổ là xách tôi ra đánh”
– Nhà văn lên án hành động vũ phu của người đàn ông: rất cảm thông với nỗi khổ của người đàn ông nhưng nhà văn vẫn có thái độ dứt khát đối với hành động vũ phu đối với vợ con của người chồng. Hắn tự cho mình quyền hành hạ người khác. Hắn vừa là nạn nhân của hoàn cảnh vừa là nguyên nhân gây ra những đau khổ cho người thân.
– Nhà văn ca ngợi phẩm chất của người đàn bà:
+ Giàu tình thương con
+ Bao dung, thấu hiểu nỗi đau của chồng
+ Thấu hiểu lẽ đời
– Tác phẩm đặt ra vấn đề về quyền sống, quyền được yêu thương của những đứa trẻ. Những đứa trẻ sẽ phát triển ra sao nếu sống trong hoàn cảnh có bạo lực gia đình. Tác phẩm còn gióng lên hồi chuông cảnh báo nếu không giải phóng con người thoát khỏi đói nghèo thì sẽ khó có thể tiêu diệt được nạn bạo hành gia đình.
3/ Đánh giá: Giá trị nhân đạo của tp vừa có sự kế thừa giá trị nhân đạo trong VH truyền thống, vừa mang tinh thần của thời đại. Tác phẩm được viết năm 1983 khi đất nước ta đã hết chiến tranh nhưng cuộc sống con người vẫn chưa hết khổ. Tác phẩm đặt ra vấn đề cuộc sống nhân dân sau chiến tranh. Điều đó đã nói lên được cái nhìn nhân đạo của nhà văn.
* Kết bài: Giá trị của tác phẩm và vị trí của nhà văn.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *