Trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung thành thì hình tượng của Tnú được tiêu biểu hóa, sử thi hóa để nói lên tinh thần đấu tranh kháng địch bất khuất của người dân Tây Nguyên. Hình tượng ấy được khắc họa rõ nét qua nhân vật Tnú, và bên cạnh đó thì những nhân vật khác như cụ Mết, Zit, bé Heng chính là thể hiện sự đoàn kết của dân tộc.Những hình tượng này khắc họa nên tính sử thi nổi bật và càng rõ nét hơn khi miêu tả tới cảnh Tnú ra đi
1. Tính chất sử thi trong cuộc đưa tiễn
Ai cũng biết, người tiễn Tnú đi sau một đêm ở làng là cụ Mết, Zít và cả Rừng xà nu nữa. Điều cần khắc họa cho học sinh lúc này chính là tính sử thi của cuộc tiễn. Nó thể hiện ở cả người đi và kẻ ở. Người đi (Tnú) sau một đêm ở làng đã có cơ hội kiểm nghiệm lại tất cả những gì tốt đẹp nhất mà mình có. Đồng thời cũng có được những gì dân làng cho và tiếp sức cho mình. Anh ra đi trong tư thế đại diện cho cộng đồng.

Bóng cây xà nu
Người ở, trong phút đưa tiễn này cũng đại diện cho cộng đồng, một cộng đồng mà trên mình đã và đang mang những vết thương rỉ máu nhưng vẫn tràn đầy sức sống (“thể hiện ở cảnh tượng đạn đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn, năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó, vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê”). Họ đưa tiễn một phần máu thịt của cộng đồng mình hòa vào một cộng đồng lớn với một niềm tự hào sâu sắc.
2. Âm thanh sinh sống của quê hương ở cuối bài
Bởi thế, tác giả cho xuất hiện cuối tác phẩm hình ảnh “Ba người đứng ở đây (tức là cửa rừng xà nu gần con nước lớn) nhìn rất xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng Xà Nu nối tiếp chạy tít chân trời”. Tóm lại, đó là cuộc tiễn đưa giữa cộng đồng với cộng đồng mà xung quanh họ, dưới chân họ, trong lòng họ đều âm vang mạch sống của quê hương, đất nước.