Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Hình tượng cụ Mết trong đêm kể chuyện khi Tnú về làng trong tác phẩm Rừng Xà Nu

Hình tượng cụ Mết trong đêm kể chuyện khi Tnú về làng trong tác phẩm Rừng Xà Nu

Là một hình tượng của người già làng và có hiểu biết nhất làng, cụ Mết được khắc họa càng thêm rõ nét khi cụ kể lại quá khứ của Tnú trong đêm Tnú về làng và ngủ lại qua đêm


1. Hiện thân của cộng đồng, lịch sử

Bao quát trong toàn câu chuyện, cụ Mết là hiện thân của cộng đồng, lịch sử. Trong trường hợp đó, cụ trở thành điểm tựa tinh thần cho làng Xô Man, cho Tnú trong cuộc chiến đấu hiện tại. Cụ còn gợi dậy hình ảnh của những nghệ sỹ dân gian thời xa xưa (sau đó là một truyền thống văn hóa) trong vai trò kể một câu chuyện “Sử thi” thời hiện đại về cuộc đời Tnú. Đó cũng là cách để Nguyễn Trung Thành tạo nên sự liên hệ bản chất giữa quá khứ và hiện tại, trong đó mạch chảy xuyên suốt là tình yêu cộng đồng, là sức sống Tây Nguyên, là chân lý lịch sử: “Chúng nó cầm súng ta phải cầm mác”.
Hình tượng người già làng ( ảnh minh họa )

2. Hình tượng xây dựng

Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà tác giả tả cụ Mết với một cơ thể rắn chắc, ngực căng như cây xà nu, giọng nói ồ ồ, râu dài đến ngực. Cũng không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Trung Thành lại để cho cụ Mết nói trước đám đông dân làng: “Ông già, bà già biết rồi. Thanh niên có đứa chưa biết, có đứa chưa biết rõ. Còn lũ con nít thì chưa biết. Tnú, anh Tnú của chúng mày về rồi đó… Đấy, nó đấy, nó đi giải phóng quân đánh giặc, nay nó về thăm làng một đêm… Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. Đêm nay tau kể chuyện nó cho dân làng nghe, để mừng cho nó về thăm làng. Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước hãy lắng mà nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể cho con cháu nghe”… Có thể nói, chỉ có cụ Mết mới xứng đáng được nói những điều trên trước cộng đồng của mình. 

3. Đại diện từng thế hệ

Gắn với cụ Mết, không chỉ có Tnú mà còn có Zít, bé Heng, là những người dân làng… Họ tiêu biểu cho các thế hệ trong cuộc chạy tiếp sức truyền thống của làng Xô Man, của các dân tộc Tây Nguyên.
Trở lại với câu chuyện Cụ Mết kể về cuộc đời Tnú, ngoài những điều đã nói ở trên, có một cụm chi tiết nói về những đau thương, mất mát của anh rất đáng được quan tâm. Đó là nỗi đau mất vợ, mất con do chính kẻ thù gây ra trên mảnh đất quê hương mình. Tả nỗi đau đó, Nguyễn Trung Thành không chỉ khái quát tội ác của giặc mà điều quan trọng là tác giả muốn cắt nghĩa nguyên nhân vùng lên của anh và của dân làng Xô Man. Có điều, lần thứ nhất vùng lên bằng tay không Tnú chuốc lấy thất bại. Lần thứ hai, sau sự kiện kẻ thù tra tấn Tnú một cách dã man, cả làng Xô Man đã vùng lên và họ đã giành được thắng lợi. Từ câu chuyện cụ thể đó, nhà văn muốn khái quát một chân lý thời đại: Phải dùng bạo lực chống lại bạo lực. Quy luật đó đã được thực tế lịch sử chứng minh trong quá khứ, đặc biệt là phong trào Đồng Khởi năm 1960.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *