Trong việc giáo dục học sinh, nhất là với học sinh học môn văn thì việc đặt câu hỏi cho học sinh trong giờ học luôn tạo được những tác dụng khá cao giúp cho các em học sinh có thể đọc hiểu văn bản tốt hơn và cảm thụ được tác phẩm tốt hơn, tránh được tình trạng học gạo cũng như không suy nghĩ của học sinh
1. Câu hỏi phát hiện:
Mỗi đơn vị kiến thức đều có những câu hỏi phát hiện:
– Phát hiện những nét khái quát nhất về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của tác giả.
– Phát hiện thể loại văn bản:Thơ, truyện ngắn, kí, văn nghị luận….
– Phát hiện bố cục văn bản.
– Phát hiện những đơn vị kiến thức cần phân tích, bình giảng (từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc, hình tượng văn học…..trong văn bản)
– Phát hiện những giá trị nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong từng đơn vị kiến thức của văn bản (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ, nói quá…)
-Phát hiện phương thức biểu cảm của văn bản.
Dạng câu hỏi phát hiện là dạng câu hỏi dễ nên dành cho đối tượng học sinh trung bình và yếu.

Hệ thống câu hỏi giúp học sinh học tốt hơn
2. Câu hỏi tạo ấn tượng thẩm mỹ:
Cảm xúc về văn bản hay chi tiết, hình ảnh trong văn bản nhằm định hướng tạo tâm thế thâm nhập, tìm hiểu văn bản và thường được dùng sau câu hỏi phát hiện hoặc để dùng mở đầu trong hệ thống câu hỏi phân tích, bình….
3. Câu hỏi phân tích – bình:
Sau khi học sinh phát hiện những đơn vị kiến thức cần thiết, giáo viên đưa ra những câu hỏi phân tích và bình những đơn vị kiến thức đó.
– Phân tích hình ảnh (a), từ ngữ (b).
– Phân tích giá trị, tác dụng nghệ thuật (c) đối với văn bản hoặc đối với đơn vị kiến thức đang phân tích.
Qua phân tích a,b,c nâng lên tư tưởng tình cảm của người viết cũng như người đọc văn bản.
Dạng câu hỏi này nhằm phát huy khả năng tư duy của học sinh, đồng thời cũng là dạng câu hỏi làm nổi bật kiến thức trọng tâm của văn bản. Vì vậy giáo viên cần lưu ý có nhiều câu hỏi dạng này trong quá trình khai thác kiến thức. Dạng câu hỏi này đòi hỏi phải tư duy, tổng hợp, liên tưởng, liên hệ nên thường dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi của lớp.
được sự tích