Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Giúp học sinh rèn kỹ năng diễn đạt trong văn nghị luận

Giúp học sinh rèn kỹ năng diễn đạt trong văn nghị luận

Việc diễn đạt cũng là một trong những kỹ năng bắt buộc cần có của người làm văn nghị luận, đối với học sinh khi làm bài dạng văn này thì không thể thiếu được những phương pháp làm bài cũng như những kỹ năng diễn đạt thuần thục mới có thể đảm bảo được quá trình làm bài hiệu quả và thành công


1. Phối hợp nhiều thao tác lập luận

Đối với bài nghị luận xã hội việc vận dụng phối hợp linh hoạt các thao tác lập luận để giải thích, phân tích, bình luận vấn đề, làm cho vấn đề được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau cũng rất quan trọng.
 Ví dụ: Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí các bước cần phải tiến hành:
+ Giải thích vấn đề làm cơ sở nghị luận, phân tích các khía cạnh biểu hiện của vấn đề.
 + Vận dụng kiến thức đã tích lũy để chứng minh.
+ Bình luận mở rộng (tạo ra những phản đề).
+ Rút ra những bài học, khẳng định ý nghĩa thiết thực của vấn đề với bản thân và thế hệ trẻ.
Học văn nghị luận cần cần phải có thao tác cẩn thận

2. Rèn kỹ năng viết

 – Việc rèn luyện kỹ năng viết bài là khâu công phu đòi hỏi người thầy sự tận tâm, lòng kiên trì, bền bỉ. Lúc này học sinh cần phải tỉ mỉ, chăm chút trong quá trình làm bài và phân tích bài cho tới diễn đạt ra sao, thể hiện nội dung bài như thế nào. Từ cách lập luận, trình bày các ý chính, đến ý nhỏ; sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng; đến cách sử dụng dẫn chứng sao cho hiệu quả và "nghệ thuật". -> Địa chỉ học thanh nhạc và học hát chuyên nghiệp và bài bản tại Hà Nội
 Thực tế cho thấy, không có học sinh nào ngay từ đầu đã tỏ ra có "năng khiếu" với kiểu bài này, mà phải qua rèn luyện, trau dồi các em mới dần hoàn thiện. Giáo viên phải định hướng cho các em từ phát hiện, tư duy vấn đề đến cách diễn đạt sao cho vừa khoa học, logic mà vẫn phải đượm "chất văn". Bởi lẽ một bài văn nghị luận được coi là đạt, là hay ngoài lập luận lí lẽ, dẫn chứng vẫn rất cần cái tình của người viết, cách diễn đạt phải "thấu tình đạt lí". Như vậy, học sinh cũng cần chủ động tự rèn kĩ năng cho mình dưới hướng dẫn của giáo viên qua các đề bài cụ thể.
 Qua thực tế cho thấy, ở kiểu bài nghị luận xã hội, ngay cả với đối tượng học sinh giỏi thì khâu các em lúng túng vẫn là sử dụng dẫn chứng xã hội vào bài viết sao cho hiệu quả. Vậy việc huy động dẫn chứng, chọn dẫn chứng cho phong phú, đa dạng và sử dụng như thế nào đều là những kĩ năng người thầy phải trang bị cho học sinh.

2. Rèn chính tả

 Việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi làm bài nghị luận xã hội còn phải chú ý từ rèn chính tả đến lựa chọn ngôn từ đặt câu sao cho phù hợp, chính xác với kiểu bài. Có em rất "giản đơn" trong cách lập luận, viết câu, song có em lại thích thể hiện bằng lối diễn đạt cầu kỳ, uyên bác, hoặc đôi khi rơi vào sáo ngữ. Giáo viên phải kịp thời nắm bắt, điều chỉnh lối viết bất cập này. Biện pháp cụ thể giáo viên sửa trên bài, học sinh tham khảo bài viết của nhau tự rút kinh nghiệm; tham khảo bài viết hay của học sinh đội tuyển các khóa trước… tất cả đều tỏ ra rất có tác dụng đối với các em.
 Một ý nhỏ mà học sinh cần biết, dù làm bài nghị luận xã hội , hay nghị luận văn học thì chúng ta nên hiểu phân môn làm văn bao giờ và luôn luôn là phận môn mà tâm lý học trò rất ngại dù biết là cần thiết. Vậy điều quan trọng là người thầy phải luôn có ý thức tạo hứng thú viết bài cho các em. Điều đó phải được thể hiện từ cách thức ra đề, cách chấm chữa bài đến hiệu quả làm bài của các em. Nuôi dưỡng cho các em mong muốn, khát vọng muốn được thể hiện mình qua từng bài viết đó là điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *