Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Giới thiệu tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Giới thiệu tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

 

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

Nguyễn Khải

Giới thiệu chung:

Tác giả:

Gia đình: 

+) Bố quan lại, dòng dõi

+) Mẹ bình dân

Có cái nhìn của con người bên ngoài giới thượng lưu

Cuộc đời: 

+) còn nhỏ sống chủ yếu với mẹ, có nhiều khó khăn gian khổ

+) Vào bộ đội: Bắt đầu trải nghiệm với quân đội

Phong cách sáng tác: là cây bút xông xáo, đi vào nhiều vấn đề mang tính chất nhạy cảm

Đề tài: tiên phong đi đầu những đề tài mang tính thế sự “Tôi thích những cái bề bộn, cái ngổn ngang của đời sống” – Nguyễn Khải

Sự nghiệp sáng tác: 

+) Trước 1978: Ngòi bút thiên về tính chính luận

+) Sau 1978: Cảm hứng triết luận, có sự quan tâm đến số phận, tính cách con người.

Tác phẩm: thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai, rút trong tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” tiêu biểu cho quan niệm sáng tác của Nguyễn Khải trong thời kì đổi mới.

Tìm hiểu tác phẩm:

Chân dung cô Hiền – Chân dung một người Hà Nội:

Chân dung một con người cá tính:

Được thể hiện qua rất nhiều thời điểm, giai đoạn và biến cố lịch sử. Ở thời nào, trong bất kì giai đoạn nào, cô cũng luôn là mình, không lẫn vào đám đông

Thời thanh xuân ( Dưới chế độ phong kiến )

+ Gia đình: bố mê văn chương, mẹ buôn nước mắm

+ Cô Hiền: Sống cá tính, phóng khoáng, không bị gò bó trong quan niệm cũ, giao lưu, quen biết rộng => Một con người dình đám của thời ấy

+ Lấy chồng: lấy một ông giáo Hà Nội hiền lành => Cả Hà Nội ngỡ ngàng

 

Cách ứng xử ( 1954): vẫn ở lại Hà Nội => Sự bản lĩnh ( Lý do: không thể rời xa Hà Nội )

+ Ăn: Khác cách ăn dân dã bình dân: Trải khăn trắng ở bàn ăn, giữa bàn bày lọ hoa, đũa bọc trong giấy, bát úp trên đĩa…

+ Mặc: Sang trọng

+ Ở: nhà rộng, mặt tiền nhìn hẳn thẳng vào hậu cung của đền Ngọc Sơn

+ Nuôi người ở ( trong chế độ xóa bỏ việc người bóc lột người )

Thời kì chiến tranh: Vẫn giữ nếp sống của những người thượng lưu Hà Nội

Hà Nội đổi mới: Cô Hiền vẫn cứ là mình ( sập gụ, tủ chè, bát men thủy tinh,..)

+ Dù ở rộng nhưng vẫn không cho thuê hay bán lại

+ “Trong khi cả thiên hạ lên tàu Lạng Sơn…” cô vẫn ăn một cái tết rât Hà Nội

Quan điểm: Con người thuộc về lịch sử nhưng không phải trùng khít với lịch sử. Con người có quyền khẳng định giá trị cá nhân mình. Sẽ là bất nhân nếu chúng ta chỉ quan tâm đến toàn thể mà bỏ qua năng lực cá nhân, không thể chỉ khăng khăng dây thước đo cộng đồng mà loại trừ giá trị cá nhân

Đối thoại giữa cá nhân với lịch sử:

+ “ Nước độc lập vui quá cô nhỉ?” – “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ” => Nhìn ra tâm lý say mê, ngủ quên trong chiến thắng, tâm lý con người chua đủ vững vàng để hưởng thụ chiến thắng ấy.

+ “ Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá” => Quá can thiệp vào đời tư, áp đặt, ngăn cản sự tự do của cá nhân.

+ Buồn vì cách xưng hô trong gia đình “Đồng chí Khải” => Không thể đem không gian xã hội để vào không gian gia đình

Cuộc tranh luận với lịch sử đã phản ánh nhiều vấn đề: Lịch sử là bất toàn, là không trọn vẹn, con người có quyền được chất vấn, đối thoại với lịch sử. Những cá nhân có năng lực xây dựng cá tính của mình là những cá nhân có khả năng thúc đẩy lịch sử phát triển

Cô Hiền con người tôn trọng cộng đồng ( Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng ).

Là con người thức thời, tỉnh táo nhưng cũng là con người biết tôn trọng cái chung, biết tôn trọng pháp luật

+ Những năm 54:

Bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho một người bạn bởi chế độ không chấp nhận việc sở hữu nhà đất

Sống bằng nghề làm hoa giấy: ngăn chồng mở hàng in ( bởi nó không phù hợp với xã hội ), không thuê mướn, sống đủ => Sống đúng với chế độ => thức thời.

           + Cho con đi bộ đội:

“ Tuy đau đớn mà bằng lòng…”

Khi ta sống trọn với bản thân mình chúng ta mới biết nghĩ cho người khác

Sống công bằng: cô Hiền là một cái tôi biết sống trọn với cái tôi của mình

“Tao cũng muốn được sống …hay hớm gì”

Trách nhiệm với cộng đồng bắt nguồn từ ý thức về cái tôi của mình

Cô Hiền là con người có cá tính đồng thời là người sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời.

Cô Hiền – chân dung con người sống có văn hóa:

Lối sống: giàu sang, sang trọng không phải sự giàu có ( tác giả không miêu tả đồ ăn hay quần áo mà miêu tả cách ăn, cách mặc lịch sự theo nếp của gia đình)

Quan niệm: Văn hóa là chuẩn mực. Xã hội có thể không phân chia giai cấp nhưng cần có sự phân chia đẳng cấp, và đẳng cấp ấy phải lấy văn hóa là thước đo

Chi tiết cuối truyện “ Một người như cô … ánh vàng”: Những bụi vàng như cô Hiền phải chìm sâu xuống lớp đất cổ để làm nền tảng cho những thế hệ sau này, không phải để bay lên. Cô Hiền sống để truyền lửa cho những thế hệ sau chứ không phải để được vinh danh.

Tác giả đề cao vai trò của tính nữ, vai trò của nếp sống.

Nghệ thuật trần thuật: Chân dung cô Hiền hiện lên với cách kể chuyện khác:

Người kể chuyện xưng tôi: tạo tính chất đối thoại

+ Lời của “tôi”: điểm nhìn cá nhân ( có thể đúng/sai/vừa đúng vừa sai)

+ Không nhất thiết phải là ý kiến duy nhất, phủ định tính duy nhất , mở ra khoảng đối thoại => Tính đa thanh, đa giọng điệu trong câu chuyện

Câu chuyện với đường biên rộng hơn, tạo nhiều khoảng để đánh giá, không bị bó hẹp hay áp đặt quan điểm

Kết cấu câu chuyện: Ngẫu hứng, không theo mạch thời gian nhất định

Cách nhìn của Nguyễn Khải: quan tâm đến những cái ngổn ngang, bề bộn trong cuộc sống – một cuộc sống đa chiều vốn có với nhiều phức tạp. => Cái nhìn tự nhiên, chân thực hơn.

Cái nhìn cuộc sống: Nhìn đời sống như nó vốn có, phải biết chấp nhận, xuyên qua những cái bất toàn không hoàn hảo, không giữ thái độ chủ quan định kiến khi nhìn cuộc đời.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *