Đến với hình tượng tiếng đàn ghi ta của Lorca ( Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo)
- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Puskin từng để lại một triết lý quý giá về thế giới văn học: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sang, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng long của người cầm bút”. Thi phẩm “Đàn ghita của Lorca” đã được nhà thơ Thanh Thảo lấy tiếng đàn ghita – hình tượng chính của bai thơ làm linh hồn. Song song cùng hình tượng Lorca, hình tượng tiếng đàn cũng tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng tôi. Đó không chỉ là biểu tượng cho vẻ đẹp nghệ thuật của xứ sở Tây Ban Nha mà đó còn là vẻ đẹp của người nghệ sĩ Lorca, là tiếng long đồng điệu của Thanh Thảo với “họa mi Tây Ban Nha”, đưa đến cho tâm hồn tôi nhiều suy ngẫm, cảm nghiệm lắng sâu.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Tiếng đàn ghita là hình tượng xuyên suốt trong tác phẩm. Âm thanh của nó được Thanh Thảo đặc tả qua thanh âm “lila” da diết. Nó ngân vang, mở đầu cho bản giao hưởng bằng thơ của Thanh Thảo và cũng là nốt trầm kết lại khúc tráng ca về cuộc đời người nghệ sĩ vĩ đại của nền nghệ thuật Tây Ban Nha-Lorca. Tiếp sau đó, hình tượng tiếng đàn tiếp tục được khắc họa cụ thể hơn:
“những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
lila lila lila “
Những câu thơ mở đầu giàu sức gợi mang đến một trường lien tưởng về đất nước tươi đẹp với tiếng đàn ghita làm say lòng người, với những người vũ nữ Digan với làn da rám nắng và vũ khúc Flamenco cuồng nhiệt, ấn tượng, những trận đấu bò rực lửa với danh dự người kiếm sĩ và không thể thiếu được những thảo nguyên xanh mênh mang tràn ngập ánh nắng. Sự chuyển đổi ấn tượng từ thính giác sang thị giác tạo nên “tiếng đàn bọt nước” đầy biến ảo, khi phập phồng thổn thức, khi vỡ ra đầy tức tưởi như một “thiên bạc mệnh” có tính dự báo về chông gai, trắc trở mà ngươi nghệ sĩ phải đón nhận phía trước. Và màu “áo choàng đỏ gắt” tiếp sau “tiếng đàn bọt nước” ấy dường như là một dự cảm. Nhưng “tiếng đàn bọt nước” không chỉ mang những đau thương mà còn là vẻ đẹp nghệ thuật trong tiếng đàn của người nghệ sĩ Lorca. Tiếng đàn thuần khiết như giọt nước long lanh. Tiếng đàn ấy phải cô độc đấu tranh với nền nghệ thuật già nua, sự cách tân không dễ gì được chấp nhận. Tiếng đàn trầm bổng của cây ghita vang lên “lila…”. Một thanh âm trong trẻo, thanh tao tựa như mùi hương hoa lila dịu ngọt lan tỏa với những cánh hoa màu tím nồng nàn đầy sức sống giữa khung cảnh bạo tàn và chết chóc của “áo choàng đỏ gắt” . Nghệ thuật có thể hóa giải mọi hận thù. Chàng nghệ sĩ Lorca của chúng ta đang thăng hoa trong bản hòa tấu đầy tiếng nhạc. Nhưng hiện thực không cho người nghệ sĩ ấy có thể tiếp tục sống để đấu tranh vì nghệ thuật, để cống hiến những cách tân vĩ đại cho nghệ thuật Tây Ban Nha. Bọn phát xít chỉ có thể hủy diệt được thân xác Lorca chứ chúng chẳng thể hủy diệt được sức sống của anh đang bung nở giữa bản hòa tấu trầm hùng mang âm hưởng của tiếng ghita nồng nàn, hiền dịu như một giấc mơ, mềm mại như một miền cổ tích, đưa tôi đến nhiều cung bậc của cảm xúc:
“tiếng ghita nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghita lá xanh biết mấy
tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghita ròng ròng máu chảy”
Điệp khúc dồn dập qua nhịp thơ của Thanh Thảo như đã gợi tả hoàn toàn sự bàng hoàng, căm phẫn trong bản ghita bi tráng. Tôi gọi đây là khúc biến tấu của tiếng đàn. Nó thay màu chuyển gam rất kì ảo, biến đổi không ngừng và đặc biệt luôn có sức sống mạnh mẽ, giọt này nếu có vỡ đi, giọt kia lại trào ra không dứt. Dường như sau sự ra đi của Lorca, tiếng đàn càng muốn ngân vang, ngân xa hơn để viết tiếp con đường nghệ thuật mà Lorca còn đang dang dở. Thanh Thảo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi đầy sự liên tưởng độc đáo ở mức độ cao mang đến nét linh hoạt khi miêu tả tiếng đàn. Màu nâu xuất hiện suy tư trầm lắng đến lạ thường. Đó là màu nâu của cây đàn ghita xứ sở Tây Ban Nha, màu nâu của con đường đầy nắng hay chính là màu nâu trên làn da rám nắng của các cô gái Digan. Tiếng đàn chan chứa tình yêu quê hương, đất nước của người nghệ sĩ:” bầu trời cô gái ấy”. Đó là bầu trời khát vọng đầy yêu thương nơi có bong hình nàng Maria thủy chung. Đó là tiếng nói của niềm tin, những khát vọng tốt đẹp của con người. Một màu xanh mát đầy tự do, tin tưởng vào tương lai. Hòa trong bản đàn là “tiếng ghita lá xanh biết mấy”. Màu xanh là sự hóa than của Lorca và tiếng đàn vào thiên nhiên mang sức sống cỏ cây, màu xanh của những thảo nguyên ngút ngàn. Hai tiếng “biết mấy” nằm ở cuối câu vừa là sự tha thiết trong tình cảm của Thanh Thảo dành cho họa mi Tây Ban Nha, vừa để tôn them tuổi trẻ của Lorca. Tiếng đàn không chỉ mang màu sắc biến chuyển mà còn mang hình khối “ tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan”. Nó cũng tức tưởi vỡ òa, cung biết nói tiêng nói của lòng căm phẫn. Hay nói đúng hơn là sự kêu cứu của nghệ thuật khi bị đẩy đến bờ vực của sự tuyệt diệt. Hai tiếng “vỡ tan” vừa là sự vỡ ra của “bọt nước” vừa là sự phập phồng, thổn thức trong tiếng đàn. Nó đã cất lên lời ca tranh đấu, lên án bè lũ phát xít đã hủy diệt cái tài, cái đẹp. Vì thế bản ghita bi tráng được đẩy đến độ cao trào của sự bi phẫn “ròng ròng máu chảy”. Nó uất nghẹn tức tưởi đến bật thành máu, thành từng giọt đau thương trong bản đàn giao hưởng hào sảng. Nỗi đau của tiếng đàn cũng là nỗi đau của người nghệ sĩ khi khát vọng chưa thành. Đó chính là sự đồng cảm giữa nghệ thuật và tâm hồn người sinh ra nó. Có thể nói, bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, cùng từ ngữ gợi cảm “ròng ròng”… Thanh Thảo đã đánh thức trong tôi nhiều cung bậc cảm xúc, từ bi phẫn căm hờn đến xót xa trước bi kịch của người nghệ sĩ Lorca qua hình tượng tiếng đàn với nhiều biến chuyển linh hoạt. Tôi chợt nhận ra rằng : Nghệ thuật trong bản thể của nó cũng là một sinh mệnh.
Với nghệ thuật so sánh và lien tưởng, Thanh Thảo đã làm sống dậy không gian nghệ thuật đầy sức sống mãnh liệt với hình tượng tiếng đàn – biểu tượng của sự bất tử:
“ không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
“không ai chon cất tiếng đàn “ hay không ai có thể chon cất tiếng đàn”. Có lẽ nên hiểu theo cách thứ hai. Bởi không phải lần đầu tiên hình ảnh cỏ xuất hiện trong sang tác của Thanh Thảo. Với ông :” Tôi yêu cỏ bởi không gì mềm và mãnh liệt như cỏ”. Tiếng đàn cũng như vậy. Nó cứ phát triển, ngân lên bao nốt nhạc đẹp, không ai hay bất cứ thế lực nào có thể ngăn cản nó. Đó chính là sự bất tử, vĩnh hằng của nghệ thuật. Những bài ca tranh đấu của Lorca vẫn đồng hành cùng thời gian, mãi ngân vang trong trái tim những con người yêu nghệ thuật. “ giọt nước mắt vầng trăng” một hình ảnh gợi nhiều lien tưởng qua nhiều trường quan hệ. Quan hệ đẳng lập, quan hệ so sánh, quan hệ sở hữu, quan hệ đồng nhất .Nhưng dù hiểu theo cách nào thì “giọt nước mắt” cũng chính là “nghệ thuật”, và “vầng trăng” là vẻ đẹp của nó. Nghệ thuật chân chính qua bao thời gian được kết tinh thành viên ngọc lấp lánh mang hình hài của “ giọt nước mắt vầng trăng” tinh khiết. Noi cách khác, vẻ đẹp của cuộc đời Lorca đã hóa thân thành viên ngọc lung linh tỏa sang giữa đời. Dù là nơi đáy giếng tối tăm và lạnh lẽo, nơi mà bọn phát xít ngỡ tưởng đã vùi dập được linh hồn thể xác của người nghệ sĩ Lorca lại là nơi nghệ thuật của họa mi Tây Ban Nha tỏa sáng. Kết lại bài thơ là âm thanh “lila lila lila” như bản đàn tha thiết thấm đẫm hương thơm của loài hoa lila đưa người nghệ sĩ Lorca về cõi vĩnh hằng với bao niềm tiếc thương vô hạn. Những ý thơ trong bài thơ “ Ghi nhớ” của người nghệ sĩ vĩ đại ấy bỗng vang ngân trở lại trong tôi:
“ khi nào tôi chết
hãy vùi thây tôi
cùng với cây đàn dưới lớp
cát hàng bạch dương”
Có lẽ ở nơi nào đó, người nghệ sĩ vĩ đại cũng đang được sống giữa sự yên vui và đầy ánh nắng của tự do, một nơi không có bạo tàn chết chóc, chỉ có tiếng đàn ngân vang mãnh liệt, chỉ có nghệ thuật thực sự thăng hoa.
Bài thơ cùng với hình tượng tiếng đàn đã thể hiện thành công của Thanh Thảo trong việc thể nghiệm một phong cách thơ hiện đại, gần gũi với thơ tượng trưng và siêu thực. Cả bài thơ là nối tiếp những câu thơ không viết chữ in hoa đầu dòng có thể coi là biểu hiện của những dòng ghi chép ngẫu hứng nhưng hoàn toàn thuận theo dòng chảy cảm xúc của dòng thơ siêu thực. Hình tượng tiếng đàn còn là sự kết hợp độc đáo giữa thơ, nhạc, họa, giữa chất giao hưởng phương Tây với chất thơ viễn Đông… Viết về một người nghệ sĩ, một nhạc sĩ, một họa sĩ, … Thanh Thảo đã ý thức đem vào chất họa đầy ấn tượng và chất nhạc dồi dào. Nếu chất họa được tạo bởi nghê thuật phối màu, tạo mảng khối, nghê thuật sắp đặt trong lớp ngữ nghĩa ngôn từ thì cách mô phỏng âm thanh tiếng đàn ghita, các thủ pháp láy từ, điêp từ, cách kết hợp ngẫu hứng từ ngữ lai khiến bài thơ mang đậm tính chất nhạc. Có thể cảm nhận bài thơ là cả một nhạc phẩm trong những câu thơ mang thanh bằng, khi dồn dập trong sư trùng điệp của ngôn từ, trong những nhịp ngắt ngắn. Hình tượng tiếng đàn cũng mang kết cấu của bản giao hưởng mà sự đau xót tiếc thương được gửi vào bè trầm có phần nhạc đệm của ghita với chùm hợp âm “lila lila lila”… Trên hết, nhà thơ đã mang đến cho tôi một tình yêu vô bờ bến với nghệ thuật nói chung và người nghệ sĩ Lorca nói riêng. Tiếng long của Thanh Thảo đồn vọng với tiếng long của họa mi Tây Ban Nha, một sự giao cảm giữa hai nền nghệ thuật dù xa cách về thời gian và cách trở về không gian.
- KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Thanh Thảo đã đưa tôi đến với hình tượng tiếng đàn Lorca – tiếng đàn mang vẻ đẹp nghệ thuật, tiếng đàn với sức sống mãnh liệt biểu tượng cho cuộc đời người nghệ sĩ vĩ đại Lorca. “ Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật”. Thanh Thảo với “Đàn ghita của Lorca” cùng hình tượng tiếng đàn đã mang đến những cảm nghiệm như vậy. Âm thanh “lila” cùng lời thơ tha thiết mãi sẽ là con thuyền nghệ thuật kì diệu neo chặt vào bến hồn tôi.