Home / Đề thi THPT Quốc gia / Môn văn học / Đề thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh lớp 12 năm 2013 – 2014 _ văn nghị luận đoạn thơ

Đề thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh lớp 12 năm 2013 – 2014 _ văn nghị luận đoạn thơ

Trong bất cứ một đề thi văn học nào cũng cần có những phương pháp làm nghị luận đoạn thơ. Dưới đây chính là đề bài cũng như đoạn giải nghị luận của hai thi hào nổi tiếng Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử để cho học sinh có thể tham khảo và tìm được đáp án tốt nhất


        Tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn thơ sau:
“…Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;…”
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD, 2008)
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền…”
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD, 2008)
Học sinh cần có nhận thức tốt khi làm bài
Hướng dẫn làm bài

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
– Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

Cần đáp ứng một số ý chính sau:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
2. Tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong những cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn thơ
2.1. Giải thích
– Tiếng nói riêng là nét độc đáo trong cách nhìn, cách cảm nhận và cách thể hiện của nhà thơ, là biểu hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
– Tiếng nói riêng góp phần bộc lộ tư tưởng, khẳng định bản lĩnh, tài năng của mỗi nhà văn, nhà thơ.
2.2.  Biểu hiện tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn thơ
2.2.1.  Cảm hứng sáng tạo
– Với Xuân Diệu là cảm xúc rạo rực, háo hức của một trái tim nồng nhiệt, cuồng si đang tận hưởng trọn vẹn thanh sắc của cuộc đời. 
– Còn với Hàn Mạc Tử là nỗi khắc khoải trong nỗ lực tìm kiếm sợi dây liên hệ với cuộc đời.
2.2.2. Những cảm nhận riêng về sự sống trần gian
– Trong đoạn thơ của Xuân Diệu:
+ Thiên nhiên tạo vật quấn quýt, giao hòa, quyến rũ và rạo rực xuân tình, hiển hiện trực tiếp như một bữa tiệc trần gian bày ra trước mắt thi nhân.
+ Nhân vật trữ tình chủ động khám phá và tận hưởng mọi vẻ đẹp cuộc sống với một niềm vui sướng, hân hoan. 
– Trong khổ thơ của Hàn Mặc Tử:
+ Thiên nhiên trong buổi ban mai trong trẻo, tinh  khôi, vừa gần gũi, thân thuộc vừa xa lạ, cách ngăn hiện lên trong nỗi nhớ của thi nhân.
+ Nhân vật trữ tình khao khát, say mê nhưng không thể có được cảm giác hòa hợp, gắn bó. Đó là tâm thế của người lữ khách chan chứa lòng yêu sống, đau đáu hướng về cuộc đời.
2.2.3. Nghệ thuật biểu hiện
– Đoạn thơ của Xuân Diệu: hình ảnh mới lạ, ngôn ngữ gợi cảm với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh,…), cú pháp tân kì.
– Đoạn thơ của Hàn Mặc Tử: câu hỏi tu từ đa sắc thái, hình ảnh giàu sức liên tưởng, ngôn ngữ tinh tế, độc đáo (đại từ phiếm chỉ ai, phụ từ chỉ mức độ quá)…

3. Đánh giá khái quát

– Hai đoạn thơ ngắn nhưng phần nào đã biểu hiện được những nét độc đáo trong phong cách thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. 
– Tiếng nói riêng đó được tạo nên từ tài năng vượt trội, tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và trái tim thấm đẫm tình đời, tình người của hai thi sĩ, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và sức sống lâu bền của tác phẩm.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *