Home / Đề thi THPT Quốc gia / Môn văn học / Đề thi học sinh giỏi văn cấp Tỉnh _ nghị luận câu chuyện xã hội

Đề thi học sinh giỏi văn cấp Tỉnh _ nghị luận câu chuyện xã hội

Đối với nhiều học sinh thì việc nghị luận các câu chuyện xã hội cũng khiến cho các em khá khó khăn trong học tập, vì đề tài nghị luận xã hội thường phải trình bày khá rộng và thường mỗi người lại không có ý kiến nhất quán giống nhau. Chính vì vậy khi làm bài nghị luận xã hội thường tốt nhất học sinh nên tìm một phương pháp làm bài cụ thể cho từng dạng đề khác nhau. Dưới đây chính là đề bài nghị luận xã hội về một câu chuyện xã hội mà các em có thể tham khảo


THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
           Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
– Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
           Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu… rồi nói:
– Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
           Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
– Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập 2, NXB Công an Nhân Dân)
              Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu chuyện trên.
Kỳ thi văn
Hướng dẫn làm bài

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm một bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
– Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

1. Giải thích
– Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng biết hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.
– Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
2. Bàn luận
– Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.
– Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con  người tạo nên từ những hành động cụ thể.
– Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống.  Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.
– Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.
– Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.
 

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *