Việc học văn của học sinh còn gặp khá nhiều khó khăn, nhất là trong tình trạng các em bị ảnh hưởng bởi góc nhìn xã hội mà có những tình trạng học lệch ngày càng lớn như hiện nay, để cải thiện tình hình này bản thân học sinh cũng cần có phương pháp học văn hiệu quả, vì văn là một trong những môn học chính hàng đầu của tất cả học sinh.
Tin tuyển sinh 2016: Trường trung cấp Y khoa Pasteur liên tục tuyển sinh các lớp trung cấp y học cổ truyền, trung cấp điều dưỡng và trung cấp dược Hà Nội, hình thức xét tuyển hồ sơ đi học ngay tại Hà Đông
Học văn cũng cần có sự trải nghiệm từ cuộc sống và có phương pháp vừa học vừa áp dụng thực tiễn vào cuộc sống, điều này giúp cho các em có thể học văn dễ dàng hơn, học nhanh và nhớ lâu hơn
1. Học tích cực và có hứng thú
Học văn gắn với thực tế đời sống cũng là cách thức thực hiện phương pháp học tích cực, giúp học sinh có hứng thú với môn văn đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở học sinh; rèn luyện thói quen, khả năng tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau của thực tiễn đời sống.
Học văn gắn với đời sống chú trọng khai thác kinh nghiệm vốn có của học sinh, tạo cơ hội cho các em phát triển khả năng tự khám phá, tự trải nghiệm. Tôn trọng, chia sẻ những tâm tư, tình cảm của các em, tạo điều kiện cho các em thích ứng, hoà nhập với cuộc sống xung quanh, đặc biệt là những vấn đề có tính thời sự, nhạy cảm của xã hội hiện đại
a
Học sinh cần có phương pháp học đặc biệt
2. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm
Xuất phát từ đặc thù riêng về phương thức phản ánh của văn học. Văn học phản ánh cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật. Do đó, nhà văn khi sáng tác phải xây dựng những hình tượng điển hình để khái quát bản chất của hiện thực, phản ánh những vấn đề cơ bản của đời sống. Vì vậy khi Học văn chúng ta nên đưa văn về với đời, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tiễn đời sống để học sinh dễ tiếp nhận.
3. Nghệ thuật của văn học
Xuất phát từ lý thuyết tiếp nhận văn học. Tác phẩm văn học chỉ trở thành một sinh thể nghệ thuật, có đời sống riêng khi được người đọc tiếp nhận và trong giờ học văn đối tượng đó là học sinh. Bản chất của tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính cá nhân sâu sắc, gắn với tình cảm, thị hiếu của mỗi người. Vì vậy tiếp nhận văn học luôn mang tính sáng tạo. Những tác phẩm văn học lớn thường không đứng yên, không đồng nhất với dự đồ ban đầu, không đồng nhất với chính nó. Nó luôn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, trong những thời đại, bởi những cá nhân khác nhau. Vì vậy có những tác phẩm dù đã ra đời từ rất lâu nhưng nó luôn có tính thời sự, luôn mới mẻ, để lại dư âm trong lòng người đọc. Vậy trong giờ học văn hãy coi học sinh là bạn đọc sáng tạo.
Comments
comments