(Văn mẫu) – Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ lớp 10. ( Bài làm văn của học sinh giỏi)
Bài làm
Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Trung Quốc. Những tác phẩm của ông không những nổi tiếng ở trong nước mà còn được xem là tiêu chuẩn cho nền văn học thế giới. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được lưu truyền đến ngày nay đó là Thu hứng (Cảm xúc mùa thu).
Tác giả Đổ Phủ.
Bài thơ là bức tranh tả cảnh thiên nhiên thơ mộng nó vừa tạo nên cảm giác gần gũi và gắn bó với con người. Mở đầu bài thơ tác giả đã đem đến những hình ảnh gợi cảm và mang âm điệu nhẹ nhàng đó là hình ảnh rừng phong, với những núi non xanh biếc. Sóng rợn lòng sông và mặt đất mây đùn như trong tiên cảnh. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên nên thơ như vậy tác giả không thể cầm lòng:
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Ta có cảm nhận được tác giả đang đứng ở vị trí tương đối cao để có thể ngắm nhìn toàn cảnh vật cả về chiều cao và chiều sâu. Bức tranh mùa thu được hoàn thiện với cánh rừng phong đang vào mùa rụng lá, tượng trưng cho màu sắc của sự li biệt của sự cách xa. “Móc sa” ở đây chính là những giọt sương trắng tượng trưng cho sự lạnh lẽo. Hai câu thơ tiếp theo tác giả tả cảnh thực đầy ám ảnh đối với người đọc. Lưng trời rợn sóng cảnh vật bao la kì vĩ con người dường như bé lại và thật nhỏ nhoi thật nhỏ bé biết chừng nào trước thiên nhiên rộng lớn ấy.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.
Hoa cúc cũng giống rừng phong đều là hình ảnh giúp gợi nhớ mọi người đến mùa thu. Chữ “lệ” trong câu thơ khiến cho người đọc khó nhận biết được đây là lệ của hoa hay chính là giọt lệ của nhà thơ. Hình ảnh hoa cúc tuôn dòng lệ cũ thể hiện nỗi nhớ quê hương trở đi rồi trở lại cứ thấp thỏm trong tâm trạng của nhà thơ.
Hình ảnh con thuyền được đề cập trong bài mang một ý nghĩa khái quát đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật của văn học. Nó được dùng để chỉ thân phận lênh đênh của con người. Ở câu thơ cuối bổng vang lên tiếng chày giặt vải trên dòng sông. Âm thanh ấy khiến cho tác giả kéo trở về thực tại dường như có thể quên được đi cái nỗi nhớ quê hương đang chen lấn đang trôi dậy trong lòng nhà thơ. Khí thu lạnh lẽo như nhắc nhở con người về việc may áo để chuẩn bị cho cái rét cái lạnh. Âm thanh mùa thu may áo vừa kết thúc bài thơ vừa mở ra một nỗi nhớ mênh mang sâu thẳm trong lòng nhà thơ miên man không dứt.
Bài thơ “Thu hứng” không chỉ là bài thơ tả cảnh mùa thu đơn thuần của một Đỗ Phủ trong cảnh ngộ tha hương. Mà nó còn là bài thơ nói lên tâm trạng của nhiều người, của nhiều thời đại khi phải sống trong cảnh biệt li, nhất là biệt li trong loạn lạc. Cảnh và tình đã có sự kết hợp rất chặt chẽ tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật và chiều sâu tư tưởng của bài thơ.