Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của nguyễn Trãi (Bài văn học sinh giỏi lớp 10)
Bài Làm
Nguyễn Trãi là một trong những nhà thơ lỗi lạc của dân tộc. Ông có một kho tàng văn chương của ông lỗi lạc với số lượng tác phẩm đồ sộ. Bên cạnh những tác phẩm thể hiện tư tưởng và đạo lý thì ông cũng có rất nhiều tác phẩm thể hiện quan điểm sống hòa hợp với thiên nhiên. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một trong những tác phẩm như vậy.
Bài thơ cảnh ngày hè vẽ ra một khung cảnh làng quê yên bình tuyệt đẹp.
Bài thơ Cảnh ngày hè được viết theo thể thất ngôn bát cú nhưng khác là câu thơ mở đầu lại là một câu thơ thất luật, ngắt nhịp tự do, mở bài tự nhiên như lời nói thường ngày :
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ gợi cho người ta nghĩ đến hình ảnh một vị tiên đồng đang khoan thai dạo bước buổi sớm. Trên bước đường hóng mát là những bức tranh thiên nhiên được tác giả đã say sưa tả cho người đọc thấy:
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Đó là một bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc trong đó có hoa lựu đang rộn ràng chuyển màu đỏ rực, sen thì đã tiễn mùi hương. Việc tác giả lựa chọn thời gian nghệ thuật cũng như cách thức miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc. Từ lá hoè ngả sang màu lục, um tùm dồn lại thành từng khối lá xanh, toả rộng, che rợp cả mặt sân. Hoa lựu đã không còn nhạt mà rực rỡ như những chùm lửa đỏ. Dưới những đầm hoa sen hồng đã nở rộ xen giữa những chiếc lá mát xanh, cả đầm sen đưa hương thơm ngát.
Điểm vào cái không gian yên tĩnh đấy xa xa là tiếng chợ cá “lao xao”/. Bức tranh con người hài hòa cùng thiên nhiên trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ.
Hàm ý của câu thơ này đã dồn cả vào cái âm thanh của chợ cá. Sự náo nhiệt của cái chợ cá bé nhỏ đó đã thể hiện lên sự liên tưởng về cuộc sống no ấm thanh bình của người dân.
Nếu như 5 câu thơ trên miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và âm thanh cuộc sống, thì hai câu thơ cuối cùng được xem là ước vọng của nhà thơ :
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ kắp đòi phương.
Đây là mô típ rất thường thấy trong thơ Nguyễn Trãi. Một con người có tâm ưu ái với dân với nước, luôn chỉ chực dâng lên. Câu thơ này là một điển tích của Trung Quốc thời cổ đại có một Triều đại lí tưởng được đời đời ca tụng như là một hình mẫu đẹp đó là thời vua Nghiêu Thuấn. Vua Thuấn có cây đàn Ngu cầm thường hay dạo khúc Nam phong trong đó có câu:
“Nam phong chi thì hề khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề”
Câu thơ này có ghĩa là “Gió nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của”. Việc Nguyễn Trãi mượn điển tích của Trung Quốc để thể hiện được sự vui mừng khi thấy dân chúng khắp nơi đang được đủ đầy no ấm.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” được làm trong một lần Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn thăm thú dường như ông đã rũ sạch bụi lầm của chốn phồn hoa đô hội, để con người đến với thiên nhiên tự do, tự tại, giản dị không gò ép. Chỉ thông qua một bài thơ tả cảnh đã có thể giúp cho tác giả gửi gắm được toàn bộ tâm tư tình cảm của tác giả. Một tấm lòng vì nước thương dân chỉ yên tâm khi dân có cuộc sống ấm no.