Là một trong số các nước có tỷ lệ du học sinh tới đông nhất, Canada không chỉ có một nền giáo dục vững chắc để đảm bảo chất lượng giáo dục, có một nền khoa học kỹ thuật cao kết hợp với chất lượng giáo dục mà tại đây còn có nhiều cơ hội dành cho sinh viên Việt Nam với những nguồn tài chính từ học bổng cũng như cơ hội làm thêm, đặc biệt là những sinh viên có nhu cầu định cư lâu dài tại đất nước này.
1. Những điều khoản phúc lợi cho du học sinh
Để có thể thu hút được nhiều nguồn lao động chất lượng cao từ nước ngoài, Canada không ngại ngần mở rộng thị trường lao động cũng như tạo nhiều cơ hội cho du học sinh để có thể giữ lại những nguồn lao động tinh hoa lại cho đất nước
Thứ nhất: Quy trình cấp xét visa được cải tiến nhanh gọn, rõ ràng hơn so với trước đây. Đặc biệt, từ 01/06/2014, sinh viên quốc tế không cần phải chờ sau 6 tháng mới được cấp giấy phép làm việc (work permit) mà được cấp ngay khi nhận visa sinh viên. Đây là động thái tích cực nhất để sinh viên có điều kiện hội nhập nhanh chóng vào thị trường lao động Canada trong thời gian học. Cùng với các chương trình thực tập (internship), thực tập hưởng lương (co-op), việc chính phủ cho phép sinh viên đi làm thêm 20h/tuần là điều kiện tốt nhất để sinh viên quốc tế trở thành lực lượng lao động trình độ cao quan trọng, đóng góp cho nền kinh tế Canada.
Thứ hai:Chính phủ Canada cho phép sinh viên quốc tế thuộc các chương trình cao đẳng trở lên được ở lại Canada từ 1-3 năm để tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Sau khi có việc làm full-time từ 6 tháng đến 1 năm, sinh viên quốc tế có thể nộp hồ sơ xin định cưtại Canada và hưởng nhiều phúc lợi từ chính phủ nước này.
Thứ ba: Chính quyền các bang công bố thông tin rõ ràng về nhu cầu lao động, mức lương tối thiểu cũng như các chính sách khuyến khích bổ sung cho sinh viên quốc tế tại tỉnh bang đó. Đặc biệt tại tỉnh bang Manitoba và Saskatchewan có chính sách hoàn trả lại học phí lên tới 60% và miễn bảo hiểm y tế cho sinh viên.
2. Cơ hội việc làm cao
Theo báo cáo mới nhất được cập nhật vào tháng 09/2014, Canada sẽ có khoảng 5,8 triệu công việc tính đến 2022 từ tất cả các nguồn gồm: công việc tạo ra do nghỉ hưu, công việc tạo ra do mở rộng nền kinh tế, công việc cần được thay thế khác. Trong đó, 66,4% (tương đương 3,9 triệu) công việc yêu cầu người lao động phải có trình độ quản lý, cao đẳng hoặc đại học. Đặc biệt, có đến 71% trong số công việc tạo ra do phát triển kinh tế yêu cầu người lao động có trình độ cao. Điều này phản ánh xu hướng sử dụng lao động của Canada trong tương lai và yêu cầu ngày càng cao hơn đối với trình độ của người lao động.
3. Thu nhận lao động trình độ cao từ nước ngoài
Để có đủ lao động cung ứng cho nền kinh tế, Canada sử dụng tối đa lao động trong nước và thu hút lao động có trình độ cao từ nước ngoài. Theo báo cáo, dự kiến sẽ có khoảng 5,7 triệu người tìm việc từ nguồn sinh viên tốt nghiệp trong nước, người nhập cư và người đổi việc trong giai đoạn 2013 – 2022. Tuy tính tổng số, người Canada có thể đáp ứng đến hơn 80%, nhưng có đến 19% số lượng người Canada tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học (Skill level A, B) lại muốn làm các công việc có trình độ thấp hơn (Skill level C, D) dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng đối với các nhóm ngành yêu cầu trình độ cao. Số người Canada chỉ bù đắp được gần 72% nhu cầu lao động thuộc nhóm quản lý, A và B, đặt ra thách thức với chính phủ về việc thu hút người nhập cư có trình độ.
Gần 50% số lao động nhập cư thuộc nhóm có trình độ cao và chủ yếu là du học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học tại Canada tiếp tục ở lại nước này làm việc. Đây vừa là cơ hội cho du học sinh tại Canada cũng vừa là do sự mở rộng lao động của đất nước này.