Home / Khoá học luyện thi / Cần phát huy tính tích cực trong môn học lịch sử

Cần phát huy tính tích cực trong môn học lịch sử

Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỉ XX. Trong cuộc cải cách giáo dục lần 2, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước.
Cho đến nay trong lí luận cũng như thực tiễn, không ai phủ nhận vai trò to lớn của người học, bởi suy cho cùng kết quả thu lượm kiến thức khoa học của học sinh càng cao bao nhiêu, càng bền vững bao nhiêu thì chất lượng dạy học tốt bấy nhiêu. Song thực tế cho thấy việc dạy học ở trường phổ thông vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại, chất lượng dạy học còn thấp, việc dạy học theo cách thức truyền thống còn phổ biến, hiện tượng “thầy đọc, trò chép”, nhồi nhét kiến thức vẫn còn tồn tại nhiều nơi.
2_41_1301478255_04_d451216948589
Mặc dù phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều, tuy nhiên nhìn chung phương pháp dạy học lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo. Có thể nói phương pháp dạy học lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp nhận những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học mà còn tiến hành giảng dạy theo kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt chưa chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.
Yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *