Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Cảm nhận hình tượng Tnú về làng trong tác phẩm “RỪNG XÀ NU”.

Cảm nhận hình tượng Tnú về làng trong tác phẩm “RỪNG XÀ NU”.

Làng là một hình tượng nghệ thuật. Với Nguyễn Trung Thành, nó từng có mặt trong một số tác phẩm với những tên gọi Xô Man, Công Hoa… Nó không đơn giản là nơi sinh ra, lớn lên mà còn là biểu tượng của cộng đồng, là trầm tích lịch sử, là cái nôi văn hóa… Bởi vậy, việc Tnú trở về đây cũng không đơn thuần là trở về với nơi sinh thành, nguồn cội với nghĩa cụ thể mà là trở về cộng đồng, với lịch sử, tìm lại mình trong tư cách một phần máu thịt của cộng đồng . Đó là một cuộc trở về trong nghĩa sử thi. Do vậy, dạy đoạn này, cần làm toát lên tinh thần ấy. Làng bao gồm những hình ảnh (hình tượng) sau:


1. Rừng xà nu: 

Nó được tả trong tư cách là một quần thể hàng vạn cây xà nu. Đó là một loại cây ham ánh sáng, giỏi chịu đựng, giàu sức sống, có khả năng sinh sôi ( qua các tín hiệu nghệ thuật, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra các đặc điểm đó). Rừng xà nu xuất hiện như một bộ ngực che chở cho dân làng. Nó có mặt trong cuộc sống thường ngày của người dân ở mọi ngõ ngách: trên con đường Tnú trở về, trong ánh lửa của những ngọn đuốc, trong cuộc tiễn đưa…
Dường như cuộc sống con người Xô Man đã hóa thân trong nó, tạc nên những dáng hình, tư thế Xà Nu…Hình tượng Rừng Xà Nu trở thành một biểu tượng có kích cỡ sử thi tượng trưng cho phẩm chất của một cộng đồng. Cuộc trở về của Tnú trước hết được đặt trong tương quan với Rừng xà nu. Điều đó có nghĩa Tnú cũng là một cây xà nu, một phần không thể tách rời của cánh rừng đó.

Hình tượng rừng xà nu

2. Dân làng Xô Man: 

đó là những con người với tên gọi cụ thể: Cụ Mết, Zít, bé Heng, bà cụ Leng, ông già Tâng, anh Prôi… Nhưng thực chất họ là một hình tượng đám đông. Họ là hiện thân của cộng đồng đón tiếp Tnú trở về như một phần máu thịt của mình bị xẻ tách ra, giờ về lại. Chất sử thi toát lên ở cả bề mặt bởi tiếng cười nói rộn ràng, ấm áp và cả ở bề sâu của tiếng vọng tâm linh giao hòa giữa người về và kẻ đón. (Khác với mọi người, Tnú  về với làng, gia đình của anh đã không còn nữa). Dựng hình tượng làng trong quan hệ với Tnú, phải khắc chạm được điều đó.
Ads: Tìm hiểu cách dùng phấn hoa mật ongmật ong hoa cà phê sao cho tốt nhất với sức khoẻ

3. Làng còn bao hàm những chi tiết cụ thể tưởng như ngẫu nhiên nhưng thực sự có ý nghĩa, đặc biệt đối với Tnú. 

Đó là hình ảnh một cây lớn đổ ngang đường, là âm thanh tiếng chày… Với Tnú, cây đổ bên đường gợi kỉ niệm yêu thương về lần gặp Mai sau 3 năm ở tù về. Lúc đó Mai đã là một thiếu nữ. Những giọt nước mắt ngày ấy của Mai vẫn ấm mãi trong anh cho đến bây giờ…Kỷ niệm cũng gợi lên trong Tnú nỗi đau về cái chết của vợ con… từ sự phân tích này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh rút ra kết luận: Làng Xô Man với Tnú là như vậy đó. Nó gắn bó với anh không chỉ bằng kỷ niệm yêu thương, bằng những gì cụ thể nhất . như một con đường, một thân cây bị đổ… mà cả bằng mạng chết của người thân và cả máu của anh nữa. Trở về với làng tức là trở về với những điều đó.
Với âm thanh tiếng chày, trước hết nó là những sự cắt nghĩa nỗi nhớ của Tnú. Nó cho anh biết, cái mà ba năm nay xa làng Tnú nớ nhất là âm thanh đó, cái âm thanh chuyên cần rộn rã của mẹ, của Mai, Zít, …sâu hơn nữa đó là nhịp sống, là bản sắc văn hóa làng quê. Nó thấm vào máu thịt, tâm hồn anh. Giờ sau một thời gian xa vắng, nghe lại, nó chợt bùng lên tạo nên sự cộng hưởng, giao hòa giữa tâm linh và ngoại giới…
Tất cả những điều đó trong Tnú đều được đặt trong khoảng không gian, thời gian anh xa làng ba năm. Con số đó cùng với những gì được chứng kiến trên con đường trở về đủ để Tnú kiểm nghiệm mối liên hệ bản chất giữa anh với làng. Có thể nói không có làng Xô Man, sẽ không có một Tnú với vẻ đẹp tuyệt vời đến vời đến vậy. Chất sử thi của hình tượng và của tác phẩm trước hết ở sự dính kết đó. Dạy đoạn này, cần phác họa cho học sinh điều đó.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *