Có thể nói, đây là đoạn văn thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất, sắc sảo nhất, phong cách và thi pháp Nguyễn Trung Thành. Chất sử thi đã được thể hiện bằng sự phối hợp, giao thoa giữa các thủ pháp, các hình tượng, các sắc màu, âm thanh… Trong đó, người dạy tập trung hướng dẫn học sinh khai thác các tín hiệu nghệ thuật sau:
1. Cách tạo không gian, thời gian nghệ thuật:
Trước hết, đó là một đêm Tnú ở làng sau một khoảng thời gian xa cách 3 năm (và chỉ ở làng có một đêm thôi để rồi ngày mai anh lại lên đường). Sự ngắn ngủi thời gian ấy đã không đáp ứng được tình cảm đầy ắp và dồn nén mà dân làng từng dành cho anh. Điều đó tạo nên một thế áp thẩm mỹ. Nó làm cho cả người trong truyện và ngoài truyện (người đọc) cùng sung sướng, cùng vỡ òa, cùng tiếc nuối… Mặt khác, cái đêm ngắn ngủi ấy, sẽ là cách để nhà văn dồn nén quá khứ một cuộc đời, một cộng đồng bằng câu chuyện cụ Mết kể về Tnú, về dân làng Xô Man ngày hôm qua…

Rừng xà nu
Chưa hết, Nguyễn Trung Thành còn thông qua việc dựng không gian bởi âm thanh tiếng mỏ nổi lên từ nhà Ưng, ánh sáng từ những ngọn đuốc từ các ngả đường kéo về nhà cụ Mết, bếp lửa rực đỏ, đám đông dân làng vây quanh, trong đó nổi bật hình ảnh Tnú, Zít và đặc biệt là cụ Mết… Với mục đích dựng dậy một không gian sử thi trong thực tại, từ đó gợi một không gian sử thi trong quá khứ sâu thảm lịch sử, văn hóa với những câu chuyện anh hùng ca thời xa xưa và tập quán kể chuyện “Khan” của các bản làng Tây Nguyên. Nó tạo nên chất sử thi vừa thực, vừa ảo, vừa hiện hữu, vừa sâu thẳm, sương khói kiểu Nguyễn Trung Thành. Trong không gian ấy, học sinh cần lưu ý đặc biệt đến hình tượng cụ Mết
2. Tính chất sử thi trong câu chuyện
Ở nghĩa cụ thể, cụ Mết là người kể câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú và dân làng Xô Man. Qua đó, tác giả khắc họa những phẩm chất sử thi của Tnú như: Sự gắn bó sâu nặng với cộng đồng, sự dũng cảm, gan góc, sức chịu đựng, sức sống mãnh liệt, tình yêu thương người thân, lý tưởng sống… Tất cả đều ở cấp độ phi thường, khác thường, đại diện cho cộng đồng và gắn chặt với truyền thống lịch sử, văn hóa… – Đó là bức ảnh đẹp như một bức tranh mực Tàu của một danh họa thời cổ… toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích… -> Xem thêm địa chỉ dậy thanh nhạc và học hát karaoke uy tín, chuyên nghiệp tại Hà Nội
Như vậy, làng Xô Man trong đêm Tnú trở về dồn nén biết bao điều. Ở đó có quá khứ lịch sử sâu thẳm đồng hiện trong thực tại hiện hữu. Có câu chuyện về một đời người, về một cộng đồng dồn tựu lại trong một đêm. Có số phận của mỗi người và số phận một cộng đồng… Tất cả hòa trong mạch chảy ngợi ca của tác giả trong tư cách đại diện cho chính cộng đồng để rồi tạo nên một thế giới sử thi bi tráng.
3. Tác giả muốn nhắn gửi
Nhân vật Tnú được Nguyễn Trung Thành đặt trong mối quan hệ chằng chịt ấy với làng Xô Man. Qua đó nhà văn muốn khái quát vấn đề: Tnú là sự kết tinh chọn vẹn nhất của phẩm chất Xô Man, phẩm chất Tây Nguyên. Sức sống hình tượng Tnú chỉ có thể tồn tại và phát huy khi được đặt trong không gian lịch sử, văn hóa làng quê ấy đã biết khai thác nó. Giảng nhân vật Tnú trong đoạn này, qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt, bằng tài năng của mình, người dạy phải vừa cùng một lúc phân tích các hình tượng vừa làm rõ đặc điểm sử thi của hình tượng. Tnú dưới sự soi sáng của phong cách, thi pháp Nguyễn Trung Thành, qua đó khắc họa cho học sinh những đơn vị kiến thức cơ bản nhất.