Học sinh cần phải lưu ý những điểm sau:
1. Tránh viết lan man, dài dòng
Với các thí sinh thi đại học môn Văn thường mang trong mình tình trạng viết dài dòng không kiếm chế được ý tưởng của mình. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới bài thi bị lan man, dài dòng. Trong khi làm bài thi Văn ý tưởng, cảm hứng chính là những yếu tố quyết định để bài thi của bạn đạt được kết quả cao. Tuy vậy không phải ý tưởng nào cũng phù hợp, việc quá nhiều ý tưởng có thể dẫn tới bài thi bị lạc đề, lan man. Do vậy các thí sinh nên chọn lọc những ý tưởng phù hợp với yêu cầu của đề thi và thể loại của đề thi. Ý tưởng nên biết cách chọn lọc, sắp xếp nếu bạn không biết cách chọn lọc và sắp xếp sẽ dẫn tới bài thi bị mất cân bằng. Một bài văn đầu voi đuôi chuột trên dài dưới ngắn không bao giờ được người chấm điểm đánh giá cao.
Tình trạng viết văn cho “sướng tay”, không kiềm chế được ý tưởng là nguyên nhân chính dẫn đến bài thi lan man, dài dòng. Ý tưởng, cảm hứng là yếu tố quyết định cho bài văn đạt điểm. Tuy nhiên, không phải ý tưởng nào cũng phù hợp, tham ý tưởng sẽ làm bài thi lạc đề. Thí sinh cần chọn lọc ý tưởng phù hợp với yêu cầu đề thi và thể loại bài văn. Ý tưởng nhiều nhưng không biết cách chọn lọc, sắp xếp sẽ làm bài thi mất cân bằng. Một bài văn “đầu voi đuôi chuột” không bao giờ được đánh giá cao.
Ngoài ra cách diễn đạt dài dòng, câu văn không đúng ngữ pháp cũng là nguyên nhân khiến bài văn bị lạc đề. Do vậy các thí sinh nên vận dụng những kiến thức ngữ pháp vào bài văn của mình. Những câu văn đúng cần có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, và chỉ nên dài từ 15 -17 từ. Bên cạnh đó thí sinh cần phân biệt được văn nói, văn viết để không mắc lỗi diễn đạt lúng túng, dài dòng. Hạn chế sử dụng các từ: thì, là…Chú ý nên sử dụng phép thế để câu văn không lặp lại, gây nhàm chán.
Một nguyên nhân khác dẫn đến bài văn lan man là việc thí sinh “tham” đưa “cái tôi” của mình vào bài viết. Xen lẫn cảm xúc, suy nghĩ và ý kiến của mình sẽ làm bài văn sắc sảo, mang sắc thái riêng và lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, thí sinh cần xác định rõ, đối với dạng văn nào thì nên đưa “cái tôi” của người viết vào. Nghị luận, bình luận là hai dạng văn cần suy nghĩ, cảm xúc của người viết nhất. Phân tích, chứng minh, giải thích chuộng lý lẽ, dẫn chứng nhiều hơn. Tùy từng thể loại mà thí sinh vận dụng kỹ năng làm bài cho hợp lí.
2. Lập dàn ý
Lập dàn ý chính là giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất cho bài văn lan man, dài dòng. Đồng thời đây cũng là yếu tố quyết định giúp bài văn không lạc đề. Nhưng đa số thí sinh đều xem nhẹ và bỏ qua bước này. Thí sinh cần có cái nhìn đúng đắn đối với việc lập dàn ý, để tránh tình trạng: đề thi một đằng, bài thi một nẻo. Viết theo những gì đã phát thảo trong dàn ý sẽ giúp bài văn chặt chẽ, súc tích, không lan man.
Khi lập dàn ý thí sinh cần chú ý một số điểm sau:
Khả năng khái quát
Khi lập dàn ý thí sinh cần biết cách tổng hợp những luận điểm. Sau khi tổng hợp những ý lớn, thí sinh có thể chia nhỏ ra từng phần để làm sáng tỏ ý muốn nói. Trong từng luận điểm, thí sinh có thể giới hạn độ dài cho từng phần, nhằm cân bằng bài viết tránh để đoạn mở đầu quá dài mà thân bài lại quá ngắn.
Sử dụng số thứ tự, gạch đầu dòng
Mỗi luận điểm thí sinh có thể dùng số thứ tự để đánh dấu giúp dễ nhìn hơn. Trong luận điểm sẽ là các gạch đầu dòng thể hiện lý lẽ, luận cứ.
Tuân thủ theo dàn ý
Sau khi lập xong dàn ý, thí sinh cần làm theo đúng hướng đi mình đã vạch ra. Viết bài trong khuôn khổ nhất định, sẽ không xảy ra tình trạng lạc đề và viết được theo một trình tự, mạch văn sẽ không bị đứt quãng
Lập dàn ý là bước quan trọng cho việc viết một bài văn đúng. Ngay từ bây giờ, thí sinh cần luyện tập kỹ năng viết dàn ý thật tốt, để khắc phục tình trạng lan man, dài dòng khi làm bài thi môn Văn.
Comments
comments